Trắc nghiệm KTPL 10 kết nối tri thức học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn được gọi là

  • A. tín dụng ngân hàng.
  • B. tín dụng.
  • C. giao dịch điện tử.
  • D. giao dịch ngân hàng. 

Câu 2: Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng

  • A. chi trả một nửa gốc và lại khi đến hạn.
  • B. chi trả 50% lãi khi đến hạn.
  • C. hoàn trả toàn bộ tiền gốc.
  • D. hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

Câu 3: Phương án nào sau đây là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?

  • A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
  • B. Không giới hạn thời gian vay.
  • C. Chỉ cần trả tiền gốc.
  • D. Không tiềm ẩn rủi ro.

Câu 4: Phương án nào sau đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?

  • A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
  • B. Có tính thời hạn.
  • C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
  • D. Không có tính thời hạn. 

Câu 5: Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào

  • A. uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.
  • B. uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.
  • C. uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.
  • D. uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm. 

Câu 6: Phương án nào sau đây là đặc điểm của cho vay tín chấp?

  • A. Thủ tục vay phức tạp.
  • B. Số tiền vay không giới hạn.
  • C. Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay.
  • D. Mức lãi vay khá thấp.

Câu 7: Phương án nào sau đây không là đặc điểm của cho vay tín chấp?

  • A. Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay.

  • B. Thủ tục vay đơn giản.
  • C. Số tiền vay không giới hạn.
  • D. Thời hạn cho vay ngắn. 

Câu 8: Khi vay tín chấp, người vay cần có trách nhiệm nào sau đây?

  • A. Cung cấp trung thực, chính xác các  thông tin cá nhân.
  • B. Trả ít nhất 50% vốn vay và lãi theo đúng hạn.
  • C. Có thể mượn thông tin của người khác để vay.
  • D. Có thể có hoặc không cần thiết giấy tờ vay.

Câu 9: Phương án nào sau đây không phải là trách nhiệm của người vay tín chấp? 

  • A. Cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân.
  • B. Cung cấp giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng.
  • C. Phải trả đủ cả vốn vay và lãi đúng theo thời hạn.
  • D. Có thể ra thêm hạn vay nếu không đủ tiền trả theo thời hạn

Câu 10: Trong trường hợp vay thế chấp mà không thể trả nợ cho ngân hàng thì người vay phải chịu trách nhiệm nào sau đây?

  • A. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để ngân hàng xử lý tài sản thế chấp.
  • B. Nộp phạt với mức tiền tương đương đã vay thế chấp trước đó cho ngân hàng.
  • C. Chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật khi không trả đúng hạn.
  • D. Cho thêm thời hạn để người vay tìm cách trả đúng khoản nợ đã vay cho ngân hàng.

Câu 11: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  •  

    A. Giúp tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.

  • B. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
  • C. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt.
  • D. Giúp chi tiêu một cách thoải mái mà không cần tiết kiệm.

Câu 12: Anh P đi làm công ăn lương, anh muốn việc chi tiêu tiền của bản thân được hợp lí, đồng thời có thêm khoản tiết kiệm cho tương lai. Trong trường hợp này, anh P cần phải làm gì sau đây?

  • A. Lập kế hoạch chi tiêu tài chính.
  • B. Nhờ người giữ hộ tiền lương.
  • C. Chi tiêu thoải mái số tiền kiếm được.
  • D. Lên kế hoạch gửi tiết kiệm ngân hàng.

Câu 13: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những quy tắc của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  • A. Chi tiêu không vượt mức thu cho phép.
  • B. Phân bổ thu nhập hợp lí sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu.
  • C. Tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.
  • D. Tăng thu nhập đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu hàng tháng.

Câu 14: Bạn X đặt câu hỏi: “Có bao nhiêu bước để lên kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?”. Nếu là người trả lời em sẽ lựa chọn đáp án nào sau đây?

  • A. Hai.
  • B. Ba.
  • C. Bốn.
  • D. Năm.

Câu 15: Anh K có khoản thu hập là 10i triệu đồng, anh phân chia số tiền đó vào khoản chi cho sinh hoạt cuộc sống là 6 triệu, còn 4 triệu anh đưa vào khoản tiết kiệm để hai năm nữa anh mua xe. Trong trường hợp này anh K đã sử dụng hình thức kế hoạch chi tiêu nào sau đây?

  • A. Ngắn hạn.

  • B. Trung hạn.
  • C. Dài hạn.
  • D. Vô thời hạn.

Câu 16: Bản ghi chép thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính được gọi là gì?

  • A. Kế hoạch tài chính cá nhân.
  • B. Thống kê tài chính.
  • C. Bản kê khai tài sản.
  • D. Thời gian biểu.

Câu 17: Có bao nhiêu loại kế hoạch tài chính cá nhân?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không nói về đặc điểm kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn?

  • A. Mục tiêu thường là có được những khoản tiền lớn.

  • B. Thời gian thực hiện từ 6 tháng trở lên.
  • C. Thời gian thực hiện từ 6 tháng trở xuống.
  • D. Bao gồm kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn.

Câu 19: Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn có thời gian mục tiêu để thực hiện là bao nhiêu?

  • A. từ 3 đến 6 tháng.
  • B. từ 4 đến 6 tháng.
  • C. từ 3 đến 7 tháng.
  • D. từ 4 đến 7 tháng.

Câu 20: Loại kế hoạch tài chính cá nhân nào nhằm thực hiện mục đích cân đối thu chi trong tiêu dùng hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng?

  • A. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.

  • B. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.
  • C. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.
  • D. Loại kế hoạch tài chính cá nhân khác.

Câu 21: Việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân có tầm quan trọng gì?

  • A. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
  • B. Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí.
  • C. Tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phí cần thiết cho đời sống, học tập.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Có mấy bước lập kế hoạch tài chính cá nhân

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 23: Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân đòi hỏi phải có những quy tắc thu chi cá nhân để làm gì?

  • A. Định hướng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch.
  • B. Thực hiện kế hoạch dễ dàng hơn.
  • C. Theo dõi tình trạng chi tiêu của bản thân.
  • D. Kiểm tra hiệu quả của kế hoạch.

Câu 24: Trong bước theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân, các em cần làm những gì?

  • A. Ghi chép đầy đủ các khoản thu chi, đặc biệt là các khoản chi.
  • B. Nếu chi vượt quá mức, phải nhanh chóng có phương án điều chỉnh để cân đối.
  • C. Phải kiểm soát việc thực hiện mục tiêu.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 25: Cần làm gì để xác định mục tiêu tài chính?

  • A. Cần đánh giá năng lực tài chính của cá nhân.

  • B. Nhìn nhận những điều cần thiết nhất để đảm bảo cuộc sống.
  • C. Xác định mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 26: Những vấn đề về thu nhập, chị tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người được gọi là

  • A. tài chính cá nhân.
  • B. tiền sinh hoạt.
  • C. tài chính nhà nước.
  • D. tiền tiết kiệm.

Câu 27: Bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là

  • A. bản chi ngân sách tài chính.
  • B. sổ ghi chép nguồn thu.
  • C. bản phân chia thu nhập.
  • D. kế hoạch tài chính cá nhân.

Câu 28: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.

  • B. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
  • C. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.
  • D. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.

Câu 29: Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân?

  • A. Một.
  • B. Hai.
  • C. Ba.
  • D. Bốn.

Câu 30: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng) thuộc loại tài chính cá nhân

  • A. ngắn hạn.
  • B. trung hạn.
  • C. dài hạn.
  • D. vô thời hạn. 

Câu 31: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn thường có thời hạn trong bao lâu?

  • A. Dưới 2 tháng.
  • B. Dưới 3 tháng.
  • C. Dưới 4 tháng.
  • D. Dưới 5 tháng.

Câu 32: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng là bản kế hoạch tài chính cá nhân

  • A. ngắn hạn.
  • B. trung hạn.
  • C. dài hạn.
  • D. vô thời hạn.

Câu 33: Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn thường có thời hạn trong bao lâu?

  • A. Từ 3 đến 6 tháng.
  • B. Từ 4 đến 8 tháng.
  • C. Từ 5 đến 9 tháng.
  • D. Từ 6 đến 12 tháng. 

Câu 34: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ 6 tháng trở lên là bản kế hoạch tài chính cá nhân

  • A. ngắn hạn.
  • B. trung hạn.
  • C. dài hạn.
  • D. vô thời hạn.

Câu 35: Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn thường có thời hạn trong bao lâu?

  • A. Từ 5 tháng trở lên.

  • B. Từ 6 tháng trở lên.
  • C. Từ 7 tháng trở lên.
  • D. Từ 8 tháng trở lên.

Câu 36: Anh M mới đăng kí sử dụng một loại thẻ mà được chi tiêu, mua sắm thoải mái mặc dù trong thẻ không có tiền, tuy nhiên trong một khoảng thời hạn nhất định nếu anh M không hoàn trả số tiền đã chi tiêu thì anh phải trả một mức lãi theo quy định. Trong trường hợp này, anh M đang sử dụng loại thẻ nào sau đây?

  • A. Thẻ trả trước.
  • B. Thẻ ghi nợ quốc tế.
  • C. Thẻ tín dụng ngân hàng (credit card).
  • D. Thẻ ATM.

Câu 37: Q thi đỗ đại học, tuy nhiên gia đình Q không có khả năng nuôi em ăn học vì hoàn cảnh khó khăn. Trong trường hợp này, nếu là người nhà của Q em sẽ khuyên bố mẹ Q như thế nào sau đây?

  • A. Nên cho Q ở nhà đi lao động và nghỉ việc học.
  • B. Vay ngân hàng theo chính sách xã hội.
  • C. Vay lãi cao để có thể tiếp tục cho Q đi học.
  • D. Vay thế chấp ngân hàng để có thể cho Q đi học.

Câu 38: Ông T vay ngân hàng năm trăm tỉ để kinh doanh, để được vay ông phải mang giấy tờ nhà để thế chấp với ngân hàng. Do dịch covid nên việc kinh doanh của ông thua lỗ nặng và phá sản vì vậy ông không thể trả theo đúng thời hạn thỏa thuận với ngân hàng trước đó. Trường hợp này, ông T sẽ phải làm gì để thanh toán nợ ngân hàng?

  • A. Chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng.
  • B. Được ra thêm thời hạn để xoay nợ trả ngân hàng.
  • C. Phạt hành chính và tiếp tục được thêm thời hạn trả nợ.
  • D. Bị xử phạt hình sự về hành vi không hoàn trả nợ ngân hàng. 

Câu 39: Chị K có hai mươi triệu đồng để mua một chiếc xe máy nhưng khi đến cửa hàng, chiếc xe mà chị lựa chọn có giá năm mươi triệu đồng. Trong trường hợp này, để có thể mua được chiếc xe máy mà chị lựa chọn thì chị nên lựa chọn phương án nào sau đây?

  • A. Mua theo hình thức trả góp.
  • B. Thế chấp tài sản để mua xe.
  • C. Vay ngân hàng với lãi suất cao.
  • D. Vay nợ đen để đủ tiền mua.

Câu 40: Hoạt động ngân hàng cùng người vay xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay được gọi là

  • A. Vay tín dụng.
  • B. Vay trả góp.
  • C. Vay thế chấp.
  • D. Vay không lãi.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập