Trắc nghiệm KTPL 10 kết nối tri thức học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cầu nối đáp ứng những nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển là

  • A. tín dụng.
  • B. ngân hàng.
  • C. vay nặng lãi.
  • D. doanh nghiệp. 

Câu 2: Khái niệm nào sau đây thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi?

  • A. Tín dụng.
  • B. Thẻ ngân hàng.
  • C. Vay lãi.
  • D. Vốn đầu tư.

Câu 3: Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc

  • A. hoàn trả sau thời gian hứa hẹn.

  • B. hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi.
  • C. hoàn trả gốc có kì hạn theo thỏa thuận.
  • D. bồi thường theo quy định của pháp luật. 

Câu 4: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những nội dung của tín dụng?

  • A. Dựa trên sự tin tưởng.
  • B. Có tính tạm thời.
  • C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
  • D. Dựa trên văn bản pháp lí.

Câu 5: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những nội dung của tín dụng?

  • A. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
  • B. Dựa trên hợp đồng.
  • C. Có tính pháp lí cao.
  • D. Có tính ổn định cao.

Câu 6: Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

  • A. Dựa trên sự tin tưởng.
  • B. Có tính tạm thời.
  • C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
  • D. Có tính thời hạn.

Câu 7: Việc cho vay chỉ là nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong một thời hạn nhất định là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

  • A. Dựa trên sự tin tưởng.

  • B. Có tính tạm thời.
  • C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
  • D. Có tính thời hạn. 

Câu 8: Đến thời hạn, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

  • A. Dựa trên sự tin tưởng.
  • B. Có tính tạm thời.
  • C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
  • D. Có tính thời hạn.

Câu 9: Cơ sở nào là nơi tập trung những khoản vốn lớn thông qua nhận các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội rồi cung cấp vốn cho những người muốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đòi hỏi người vay phải sử dụng hiệu quả vốn vay?

  • A. Ngân hàng.
  • B. Cơ sở vay nặng lãi.
  • C. Doanh nghiệp.
  • D. Chi cục thuế. 

Câu 10: Ngân hàng là nơi tập trung những khoản vốn lớn thông qua nhận các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các

  • A. cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.
  • B. một số cá nhân có tầm ảnh hưởng.
  • C. các doanh nghiệp phát triển.
  • D. các tổ chức phi chính phủ.

Câu 11: Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng được gọi là

  • A. tiền lãi phải trả cho khoản mua tín dụng.
  • B. tiền phí phải trả cho khoản vay tín dụng.
  • C. tiền hỗ trợ cho người làm hồ sơ vay tín dụng.
  • D. tiền bồi thường cho chủ thể vay tín dụng. 

Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về tín dụng?

  • A. Khi vay tín dụng không nhất thiết phải trả lãi.
  • B. Người vay phải trả một khoản lãi theo quy định.
  • C. Người vay tín dụng có thể vay không giới hạn số tiền.
  • D. Nợ tín dụng là một khoản nợ xấu.

Câu 13: Nhận định nào sau đây sai khi bàn về ngân hàng, tín dụng?

  • A. Ngân hàng là nơi tập trung những khoản vốn lớn.

  • B. Tín dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá.
  • C. Tín dụng góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư.
  • D. Định mức lãi khi vay ở tín dụng do người vay quyết định. 

Câu 14: Gia đình M có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện cho M tiếp tục học lên đại học mặc dù M rất mong muốn được đi học. Trong trường hợp này, nếu là người quen của gia đình M em sẽ lựa chọn Cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp để giúp được gia đình M?

  • A. Khuyên bố mẹ M nên vay tiền tín dụng hỗ trợ từ nhà nước.
  • B. Khuyên bố mẹ M nên vay nặng lãi để cho M đi học.
  • C. Làm ngơ vì biết bản thân không giúp được gì.
  • D. Khuyên M nên đi làm kiếm tiền chứ không nên đi học nữa.

Câu 15: Biết gia đình ông T đang cần tiền để mở cửa hàng kinh doanh, anh Q liền giới thiệu cho ông chỗ vay tín dụng đen thủ tục nhanh, gọn không phức tạp như vay ở ngân hàng. Nếu là người nhà của ông T em sẽ lựa chọn Cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

  • A. Khuyên ông T nên nghe theo lời gợi ý từ anh Q.

  • B. Khuyên ông T nên vay ở ngân hàng để đảm bảo an toàn.
  • C. Làm ngơ vì việc kinh doanh nên do ông T quyết định.
  • D. Khuyên ông T không nên kinh doanh khi chưa có đủ số tiền.

Câu 16: Khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi người vay theo nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi được gọi là gì?

  • A. Hỗ trợ.
  • B. Trả góp.
  • C. Vay vốn.
  • D. Tín dụng.

Câu 17: Để có thêm vốn thực hiện dự án chăn nuôi, anh B hỏi ý kiến vợ và mẹ mình, sau đó anh B quyết định đến ngân hàng đề nghị được vay tiền. Sau khi xem xét mục đích, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng hoàn trả nợ vay, phía ngân hàng hoàn toàn tin tưởng và quyết định cho anh vay 100 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay 2 năm. Anh B cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ số tiền vay cộng thêm phần tiền lãi đúng kì hạn như đã thoả thuận với ngân hàng. Trong trường hợp này chủ thể sở hữu (người cho vay) là ai?

  • A. Ngân hàng.
  • B. Anh B.
  • C. Mẹ anh B.
  • D. Vợ anh B.

Câu 18: Tín dụng có đặc điểm cơ bản nào sau đây?

  • A. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
  • B. Có tính tạm thời.
  • C. Dựa trên sự tin tưởng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19: Tín dụng có vai trò gì trong đời sống xã hội?

  • A. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước.

  • B. Thúc đẩy sản xuất, lưu thông tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • C. Góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải đặc điểm cơ bản của tín dụng?

  • A. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
  • B. Dựa trên sự tin tưởng.
  • C. Có tính tạm thời.
  • D. Chỉ cần hoàn trả gốc hoặc lãi.

Câu 21: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tín dụng?

  • A. Tín dụng là quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn với giá cả là lãi suất.
  • B. Tín dụng là quan hệ vay vốn trên cơ sở tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay.
  • C. Tín dụng là sự trao đổi các tài sản hiện có để nhận các tài sản cùng loại.
  • D. Có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. Sự chênh lệch đó gồm tiền lãi, tiền vốn và chi phí phát sinh do quá hạn hoàn trả.

Câu 22: Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng A thực hiện giảm lãi suất cho các khoản vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể, với khách hàng doanh nghiệp, mức lãi suất cho vay kinh doanh là 5%/ năm. Với khách hàng là cá nhân vay vốn kinh doanh, mức lãi suất cho vay là 6%/ năm. Ngoài ra, đôi với các nhu cầu vay tiêu dùng như mua nhà, xây sửa nhà, mua xe ô tô,...khách hàng có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi cố định trong 12 tháng đầu tiên. Chủ thể vay trong trường hợp trên là ai?

  • A. Ngân hàng A.
  • B. Cá nhân và doanh nghiệp.
  • C. Cá nhân.
  • D. Doanh nghiệp.

Câu 23: Tính tạm thời của tín dụng thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?

  • A. Nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong thời gian vô hạn.

  • B. Tặng một lượng vốn cá nhân cho người khác.
  • C. Chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng một lượng vốn.
  • D. Nhường quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn trong thời gian nhất định.

Câu 24: Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí sử dụng dịch vụ tín dụng được gọi là gì?

  • A. Tiền lãi.
  • B. Tiền gốc.
  • C. Tiền phát sinh.
  • D. Tiền dịch vụ.

Câu 25: Đến thời hạn tín dụng, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm gì?

  • A. Hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện.
  • B. Hoàn trả vốn gốc vô điều kiện.
  • C. Hoàn trả lãi vô điều kiện.
  • D. Chỉ hoàn trả vốn gốc hoặc lãi. 

Câu 26: Loại tín dụng được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm. Đến thời hạn đã thoả thuận, doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi được gọi là gì?

  • A. Tín dụng thương mại.
  • B. Tín dụng nhà nước.
  • C. Tín dụng ngân hàng.
  • D. Tín dụng tiêu dùng.

Câu 27: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm tín dụng nhà nước?

  • A. Cho vay với lãi suất ưu đãi, theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước.

  • B. Lãi suất vay hấp dẫn hơn so với ngân hàng thương mại.
  • C. Lãi suất vay biến động hơn so với ngân hàng thương mại.
  • D. Lãi suất vay ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.

Câu 28: Khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, chủ thể có trách nhiệm gì?

  • A. Cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng.
  • B. Thực hiện thanh toán khoản tiền đã chỉ qua thẻ đăng kí hạn.

  • C. Không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 29: Hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay được gọi là gì?

  • A. Cho vay thế chấp.
  • B. Cho vay tín chấp.
  • C. Cho vay trả góp.
  • D. Hình thức cho vay khác.

Câu 30: Hình thức cho vay tín chấp thuộc loại tín dụng nào?

  • A. Tín dụng nhà nước.
  • B. Tín dụng ngân hàng.
  • C. Tín dụng tiêu dùng.
  • D. Tín dụng thương mại.

Câu 31: Tín dụng ngân hàng có đặc điểm gì?

  • A. Dựa trên cơ sở lòng tin.

  • B. Có tính thời hạn.
  • C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 32: Loại tín dụng được ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn gọi là gì?

  • A. Tín dụng ngân hàng.
  • B. Tín dụng nhà nước.
  • C. Tín dụng thương mại.
  • D. Tín dụng tiêu dùng.

Câu 33: Tín dụng nước ta được chia làm mấy loại cơ bản?

  • A. 2.

  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5. 

Câu 34: Tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng thuộc phạm vi áp dụng Luật nào của nước ta?

  • A. Luật dân sự. 
  • B. Luật tài chính Ngân hàng.
  • C. Luật Các tổ chức tín dụng.
  • D. Luật hình sự.

Câu 35: Dấu hiệu để phân biệt tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân là gì?

  • A. Đối tượng kinh doanh chính là tiền tệ.
  • B. Mang tính bắt buộc.
  • C. Nguồn vốn nhàn rỗi.
  • D. Mang tính phi ngân hàng. 

Câu 36: Anh M mới đăng kí sử dụng một loại thẻ mà được chi tiêu, mua sắm thoải mái mặc dù trong thẻ không có tiền, tuy nhiên trong một khoảng thời hạn nhất định nếu anh M không hoàn trả số tiền đã chi tiêu thì anh phải trả một mức lãi theo quy định. Trong trường hợp này, anh M đang sử dụng loại thẻ nào sau đây?

  • A. Thẻ trả trước.
  • B. Thẻ ghi nợ quốc tế.
  • C. Thẻ tín dụng ngân hàng (credit card).
  • D. Thẻ ATM.

Câu 37: Q thi đỗ đại học, tuy nhiên gia đình Q không có khả năng nuôi em ăn học vì hoàn cảnh khó khăn. Trong trường hợp này, nếu là người nhà của Q em sẽ khuyên bố mẹ Q như thế nào sau đây?

  • A. Nên cho Q ở nhà đi lao động và nghỉ việc học.
  • B. Vay ngân hàng theo chính sách xã hội.
  • C. Vay lãi cao để có thể tiếp tục cho Q đi học.
  • D. Vay thế chấp ngân hàng để có thể cho Q đi học.

Câu 38: Ông T vay ngân hàng năm trăm tỉ để kinh doanh, để được vay ông phải mang giấy tờ nhà để thế chấp với ngân hàng. Do dịch covid nên việc kinh doanh của ông thua lỗ nặng và phá sản vì vậy ông không thể trả theo đúng thời hạn thỏa thuận với ngân hàng trước đó. Trường hợp này, ông T sẽ phải làm gì để thanh toán nợ ngân hàng?

  • A. Chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng.
  • B. Được ra thêm thời hạn để xoay nợ trả ngân hàng.
  • C. Phạt hành chính và tiếp tục được thêm thời hạn trả nợ.
  • D. Bị xử phạt hình sự về hành vi không hoàn trả nợ ngân hàng. 

Câu 39: Chị K có hai mươi triệu đồng để mua một chiếc xe máy nhưng khi đến cửa hàng, chiếc xe mà chị lựa chọn có giá năm mươi triệu đồng. Trong trường hợp này, để có thể mua được chiếc xe máy mà chị lựa chọn thì chị nên lựa chọn phương án nào sau đây?

  • A. Mua theo hình thức trả góp.
  • B. Thế chấp tài sản để mua xe.
  • C. Vay ngân hàng với lãi suất cao.
  • D. Vay nợ đen để đủ tiền mua.

Câu 40: Hoạt động ngân hàng cùng người vay xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay được gọi là

  • A. Vay tín dụng.

  • B. Vay trả góp.
  • C. Vay thế chấp.
  • D. Vay không lãi.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập