Câu 1: Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những gì?
-
A. Các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật, các ngành luật.
- B. Các quy phạm pháp luật, các ngành luật.
- C. Các chế định pháp luật, các ngành luật.
- D. Các chế định pháp luật.
Câu 2: Văn bản quy phạm pháp luật có đặc điểm gì?
- A. Có chứa quy phạm pháp luật.
- B. Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
- C. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Văn bản quy phạm pháp luật gồm mấy loại chính?
-
A. 2 loại.
- B. 3 loại.
- C. 4 loại.
- D. 5 loại.
Câu 4: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
- A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
-
B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018.
Câu 5: Văn bản áp dụng pháp luật có đặc điểm gì?
- A. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.
- B. Mang tính quyền lực nhà nước
- C. Xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Văn bản nào dưới đây không phải văn bản dưới luật?
- A. pháp lệnh.
- B. lệnh.
-
C. Hiến pháp.
- D. nghị quyết.
Câu 7: Về hình thức, hệ thống pháp luật được thể hiện qua
- A. các chế định pháp luật.
-
B. các văn bản quy phạm pháp luật.
- C. các ngành luật
- D. đáp án khác.
Câu 8:Tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng được gọi là gì?
-
A. Chế định pháp luật.
- B. Ngành luật.
- C. Quy phạm pháp luật.
- D. Văn bản pháp luật.
Câu 9: Ai là người ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
- A. Chủ tịch nước
- B. người có thẩm quyền theo pháp luật quy định.
- C. các cơ quan nhà nước
-
D. các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo pháp luật quy định.
Câu 10: Cơ sở để quy định tên gọi, trình tự ban hành của văn bản pháp luật là gì?
-
A. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- B. Luật Ban hành văn bản hợp nhất.
- C. Luật Ban hành văn bản.
- D. Luật Ban hành văn bản hành chính.
Câu 11: Văn bản pháp luật nào dưới đây có giá trị pháp lí cao nhất?
-
A. Hiến pháp.
- B. Luật và pháp lệnh.
- C. Bộ luật và luật.
- D. Pháp lệnh, nghị định.
Câu 12: Trong các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam, yếu tố được xem là đơn vị cơ bản (nhỏ nhất) trong hệ thống pháp luật là
- A. Ngành luật.
- B. Hệ thống pháp luật.
-
C. Quy phạm pháp luật.
- D. Chế định luật.
Câu 13: Các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng là
- A. Quy phạm pháp luật
-
B. Chế định pháp luật.
- C. Ngành luật.
- D. Hệ thống pháp luật.
Câu 14: Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội là
- A. Chế định luật.
- B. Hệ thống pháp luật.
- C. Quy phạm pháp luật.
-
D. Ngành luật.
Câu 15: Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm nào sau đây?
- A. Có chứa quy phạm pháp luật.
- B. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- C. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.
-
D. Cả A, B, C
Câu 16: Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
- A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- B. Tính quy phạm phổ biến.
- C. Tính hiện đại.
-
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 17: Văn bản quy phạm pháp luật gồm
- A. Văn bản áp dụng pháp luật
- B. Văn bản luật
- C. Văn bản dưới luật
-
D. Cả B, C
Câu 18: Văn bản luật là
- A. Pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định
-
B. Văn bản do quốc hội ban hành gồm hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.
- C. Nghị định, thông tư, thông tư liên tịch.
- D. Cả A, B, C
Câu 19: Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?
-
A. Chuẩn mực xã hội.
- B. Quy phạm đạo đức phổ biến.
- C. Phong tục, tập quán.
- D. Thói quen con người.
Câu 20: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với
- A. nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.
-
B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.
- C. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
- D. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.