Câu 1: Những chủ thể nào dưới đây phải nộp thuế?
- A. Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- B. Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhất, nộp các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế.
- C. Tổ chức, cá nhân khẩu trừ thuế theo ngân sách nhà nước.
-
D.Tất cả đều đúng.
Câu 2: ... là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
-
A. Thuế giá trị gia tăng.
- B. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- C. Thuế xuất nhập khẩu.
- D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây nói về thuế gián thu?
- A. Người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một.
- B. Điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giá hàng hoá, dịch vụ.
- C. Bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,...
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Loại thuế nào do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp
- A. Thuế trực thu.
- B. Thuế Nhà nước.
-
C. Thuế gián thu.
- D. Thuế địa phương.
Câu 5: Theo pháp luật, đối tượng chịu thuế ở nước ta là
-
A. Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
- B. Dịch vụ sử dụng cho sản xuất.
- C. Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở nước ngoài.
- D. Dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở nước ngoài.
Câu 6: Vai trò nào sau đây không phải của thuế?
- A. Thuế là nguồn thu quan trọng nhất mang tính chất ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước.
- B. Thuế là công cụ kích thích đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- C. Thuế thực hiện công bằng an sinh xã hội.
-
D. Thuế là công cụ hiệu quả nhất để điều tiết thu nhập.
Câu 7: Anh A làm việc trong lĩnh vực công nghệ cho một công ty nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam. Hằng năm, tổng thu nhập anh A khoảng hơn 500 triệu đồng. Tuy nhiên cơ quan thuế phát hiện anh A chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Hành vi của anh A đã vi phạm Luật nào của nước ta?
-
A. Luật Quản lý thuế.
- B. Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
- C. Luật thuế thu nhập cá nhân.
- D. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây nói về thuế trực thu?
- A. Người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế.
- B. Trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế.
- C. Bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,...
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Phát biểu nào không đúng về thuế?
- A. Thuế là tiền để cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
- B. Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,...).
- C. Thuế là quyền lực quốc gia trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
-
D. Thuế quyết định sức mạnh quốc gia.
Câu 10: Nội dung nào sau đây nói về khái niệm thuế?
- A. Khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc.
- B. Của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân.
- C. Theo quy định của các luật thuế.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Người đóng thuế có những quyền lợi nào sau đây?
- A. Quyền thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
- B. Quyền được nộp tiền thuế chậm, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
- C. Quyền được giữ bí mật thông tin.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 12: Theo pháp luật, đối tượng nộp thuế ở nước ta là
- A. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- B. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa.
- C. Cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Thuế thu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện Nhà nước cần thiết điều tiết tiêu dùng là ...
- A. thuế giá trị gia tăng.
-
B. thuế thu nhập doanh nghiệp.
- C. thuế xuất nhập khẩu.
- D. thuế tiêu thụ đặc biệt.
Câu 14: Điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng an sinh xã hội là nội dung thuộc tính nào của thuế?
- A. Khái niệm của thuế.
- B. Đặc điểm của thuế.
-
C. Vai trò của thuế.
- D. Nghĩa vụ của công dân đối với thuế.
Câu 15: Nghĩa vụ nào không đúng trong việc đóng thuế
- A. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp thuế đúng thời hạn.
-
B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ
- C. Kiểm toán theo định kì để đảm bảo tính trung thực, đầy đủ trong quản lí.
- D. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lí thuế, công chức quản lí thuế theo quy định của pháp luật.
Câu 16: Hệ thống thuế nước ta được phân ra làm bao nhiêu loại?
-
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng về thuế?
- A. Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối vói các tổ chức và các cá nhân.
-
B. Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế.
- C. Thuế là một khoản thu của Nhà nước từ người có thu nhập cao chia sẻ lại cho những người thu nhập thấp.
- D. Thuế là một khoản tiền công quỹ phải nộp cho Nhà nước.
Câu 18: Thuế có vai trò gì?
- A. Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
- B. Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô như kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả.
- C. Điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng an sinh xã hội.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân được gọi là ...
-
A. thuế trực thu.
- B. thuế Nhà nước.
- C. thuế gián thu.
- D. thuế địa phương.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về thuế?
- A. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế.
- B. Được cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
- C. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.