CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lượng khí nhà kính tăng quá cao dẫn đến
-
A. hiện tượng ấm lên toàn cầu.
- B. hiện tượng núi lửa phun trào.
- C. hiện tượng mưa sao băng.
- D. hiện tượng nhật thực.
Câu 2: Đâu không phải là bằng chứng chứng minh Trái Đất đang bị biến đổi khí hậu?
- A. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên kể từ thời kì tiền công nghiệp.
- B. Sự gia tăng các hiện tượng nóng, bão, lũ lụt, hạn hán,...
- C. Các hệ sinh thái trên Trái Đất đang bị biến đổi.
-
D. Mực nước biển ngày càng thấp đi.
Câu 3: Biến đổi khí hậu đang là
- A. động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia.
-
B. mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự sống trên Trái Đất.
- C. cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá.
- D. điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật.
Câu 4: Nếu nhiệt độ trên Trái đất tiếp tục tăng sẽ dẫn đến hệ luỵ gì?
-
A. Nhiều thành phố ven biển bị ngập lụt do nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- B. Mực nước biển giảm xuống do nước bị bốc hơi vì thời tiết quá nóng.
- C. Xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- D. Băng ở 2 cực Trái Đất ngừng tan chảy.
Câu 5: Để hạn chế được hiệu ứng nhà kính, ta phải
- A. Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO2 trong nước.
- B. Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO trong nước và toàn cầu.
-
C. Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO2 trong nước và toàn cầu.
- D. Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO trong nước.
Câu 6: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là
- A. tiết kiệm điện, nước.
- B. trồng nhiều cây xanh.
- C. giảm thiểu chất thải.
-
D. khai thác tài nguyên rừng.
Câu 7: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng
- A. cao nguyên.
-
B. đồng bằng ven biển.
- C. đồi.
- D. núi.
Câu 8: Vì sao lượng khí nhà kính ngày càng tăng?
- A. Do cháy rừng.
- B. Do xả rác bừa bãi.
- C. Do sử dụng nhiên liệu tái tạo.
-
D. Do hệ quả tất yếu của các hoạt động sử dụng nhiên liệu hoá thạch, sản xuất chăn nuôi của con người.
Câu 9: Nguyên nhân chính làm gia tăng phát thải khí nhà kính hiện nay là
- A. do cháy rừng.
- B. do núi lửa phun trào.
-
C. do con người đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng.
- D. do phân hủy xác động thực vật trong tự nhiên.
Câu 10: Vì sao nước biển dâng lên?
- A. Do mưa nhiều.
- B. Do băng tan.
- C. Do nước biển giãn nở.
-
D. Do băng tan và nước biển giãn nở khi nhiệt độ trung bình tăng.
Câu 11: Giải pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự 'ấm dần lên của Trái đất' hiện nay là
- A. Trồng nhiều cây xanh.
- B. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ 4.0.
-
C. Giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
- D. Giảm các hoạt động chăn nuôi gia súc.
Câu 12: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào dưới đây?
-
A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas.
- B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.
- C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.
- D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.
Câu 13: Trong chu trình carbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?
- A. Hô hấp của sinh vật.
-
B. Quang hợp của cây xanh.
- C. Phân giải chất hữu cơ.
- D. Khuếch tán từ ngoài vào.
Câu 14: Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane. Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg một loại gas là khoảng 50 400 kJ. Biết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4 200 J. Để đun sôi 30 kg nước từ nhiệt độ 20oC cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?
- A. 2520 kJ.
- B. 5 040 kJ.
-
C. 10 080 kJ.
- D. 6 048 kJ.
Câu 15: Mục tiêu chính của “Thỏa thuận COP21” là gì?
-
A. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C.
- B. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 1 độ C.
- C. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 3 độ C.
- D. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 4 độ C.