CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Mạng lưới đường sông của nước ta khá dày đặc, phát triển trên nhiều vùng, trong đó mức độ phát triển mạnh nhất là trên
- A. sông Đồng Nai và sông Hồng.
-
B. sông Hồng và sông Cửu Long.
- C. sông Hồng và sông Đồng Nai.
- D. sông Cả và sông Đồng Nai
Câu 2: Tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất của nước ta là
- A. Hải Phòng - Quảng Ninh.
- B. Phú Yên - Cà Mau.
- C. Huế - TP Hồ Chí Minh.
-
D. Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh.
Câu 3: Đặc điểm mạng lưới ngành bưu chính nước ta là
- A. hơn 870 bưu điện, hơn 15 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có một điểm phục vụ.
- B. dưới 930 bưu điện, hơn 14 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có một điểm phục vụ.
-
C. hơn 930 bưu điện, hơn 14 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có một điểm phục vụ.
- D. hơn 930 bưu điện, hơn 14 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có hai đến ba điểm phục vụ.
Câu 4: Bưu chính gồm các hoạt động
- A. nhận, vận chuyển thư tín và xử lí số liệu bằng các thiết bị điện tử.
-
B. nhận, vận chuyển thư tín, bưu phẩm, hàng hóa, tài liệu.
- C. gửi, truyền, nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh,... bằng các thiết bị điện tử.
- D. nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh và vận chuyển thư tín, bưu phẩm.
Câu 5: Viễn thông gồm các hoạt động
- A. nhận, vận chuyển thư tín và xử lí số liệu bằng các thiết bị điện tử.
- B. nhận, vận chuyển thư tín, bưu phẩm, hàng hóa, tài liệu.
-
C. gửi, truyền, nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh,... bằng các thiết bị điện tử.
- D. nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh và vận chuyển thư tín, bưu phẩm.
Câu 6: Mạng viễn thông không ngừng được nâng cao nhờ
- A. áp dụng công nghệ tân tiến.
- B. nâng cao đời sống, văn hóa và kinh tế người dân.
- C. phân bố rộng rãi, tiếp cận được với người tiêu dùng.
-
D. tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại theo hướng chuyển đổi số.
Câu 7: Du lịch là ngành có sự phát triển từ những năm
-
A. 90 của thế kỉ XX.
- B. 80 của thế kỉ XX.
- C. 90 của thế kỉ XIX.
- D. 90 của thế kỉ XI.
Câu 8: Ngành du lịch nước ta đang hướng đến việc trở thành ngành
- A. công nghiệp mũi nhọn.
-
B. kinh tế mũi nhọn.
- C. kinh tế hiện đại.
- D. lâm nghiệp phát triển.
Câu 9: Trung tâm kinh tế lớn của cả nước là
- A. Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
- B. Cần Thơ, Đà Nẵng, Vinh, Hội An.
-
C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
- D. Cà Mau, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Giang.
Câu 10: Đâu không phải là đặc điểm của quy mô, cơ cấu dân số nước ta?
- A. Số dân đông, cơ cấu dân số trẻ.
- B. Mức sống không ngừng được nâng cao tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
C. Mức sống ngày càng giảm do ô nhiễm môi trường.
- D. Nhu cầu tiêu dùng tăng, hoạt động các ngành dịch vụ được tăng cường và phát triển ngày càng đa dạng.
Câu 11: Vùng đồng bằng, các đô thị lớn tập trung đông dân là
- A. Hà Nội, Bắc Giang.
- B. Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh.
- C. Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột.
-
D. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Câu 12: Các di tích lịch sử - văn hóa giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam?
- A. Đua xe F1, múa rối nước, cố đô Huế, lễ hội Đền Hùng, làng tranh Đông Hồ,...
-
B. Lễ hội đền Hùng, làng tranh Đông Hồ, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ,...
- C. Lễ hội đền Hùng, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, múa Lân Sư Tử,...
- D. làng tranh Đông Hồ, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, hái hoa dân chủ,...
Câu 13: Để góp phần thúc đẩy sự phát triển và mở rộng phân bố ngành dịch vụ, nước ta đã làm gì?
- A. Áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
- B. Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
-
C. Nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
- D. Nhập khẩu một số thiết bị công nghệ y tế tiên tiến.
Câu 14: Những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ là
- A. công nghệ chế biến thực phẩm, công nghiệp xanh.
-
B. công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông.
- C. công nghệ AI, công nghệ lai giống.
- D. công nghệ viễn thông, công nghệ lai giống.
Câu 15: Đâu không phải là mạng lưới giao thông vận tải nước ta?
-
A. Đường ngầm.
- B. Đường bộ.
- C. Đường sắt.
- D. Đường biển
Câu 16: Đâu không phải là đặc điểm về đường bộ nước ta?
- A. Hình thành các tuyến đường huyết mạch kết nối các vùng, các tỉnh, các trung tâm kinh tế, các cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế.
- B. Có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước.
-
C. Mạng lưới các tuyến đường hàng không được thiết lập khắp các vùng của cả nước và trên thế giới.
- D. Hình thành nhiều tuyến đường cao tốc có ý nghĩa liên vùng, tuyến đường Xuyên Á, tuyến đường ASEAN.
Câu 17: Đâu không phải là đặc điểm về ngành bưu chính nước ta?
- A. Ngày càng phát triển.
-
B. Mạng lưới bưu chính tập trung chủ yếu ở thành thị.
- C. Doanh thu hoạt động bưu chính đạt 26,8 nghìn tỉ đồng (năm 2021).
- D. Dần được nâng cao chất lượng nhờ cải tiến công nghệ, tăng cường tự động hóa và tin học hóa.
Câu 18: Đâu không phải là xu hướng phát triển mới thương mại nội thương?
- A. Các cơ sở bán lẻ hiện đại ngày càng mở rộng.
- B. Quy hoạch hợp lí, đổi mới mô hình hoạt động các chợ đầu mối và truyền thống.
-
C. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng.
- D. Thương mại điện tử phát triển nhanh.
Câu 19: Quan sát Bản đồ mạng lưới giao thông Việt Nam (năm 2021) và cho biết tuyến quốc lộ 7 nối liền
-
A. Vinh với nước Lào qua cửa khẩu Nậm Cắn.
- B. Lào Cai với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
- C. TP Hồ Chí Minh với Bà Rịa – Vũng Tàu.
- D. Hà Nội với Lạng Sơn.
Câu 20: Năm 2021, cả nước có bao nhiêu cảng hàng không dân dụng?
- A. 11 cảng hàng không dân dụng.
- B. 16 cảng hàng không dân dụng.
- C. 20 cảng hàng không dân dụng.
-
D. 22 cảng hàng không dân dụng.
Câu 21: Năm 2021, ngành viễn thông Việt Nam có
- A. 2 trạm thông tin vệ tinh, 10 tuyến cáp quang biển quốc tế.
-
B. một số trạm thông tin vệ tinh, 6 tuyến cáp quang biển quốc tế.
- C. 6 tuyến cáp quang biển quốc tế.
- D. nhiều trạm thông tin vệ tinh.
Câu 22: Quan sát Bản đồ mạng lưới giao thông Việt Nam (năm 20212) và cho biết một số cảng hàng không quốc tế?
- A. Vinh, Đồng Hới, Chu Lai, Đà Nẵng, Pleiku, Tuy Hòa, Rạch Giá, Cà Mau.
-
B. Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc.
- C. Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Côn Đảo, Long Thành, Tuy Hòa, Chu Lai, Phù Cát.
- D. Đồng Hới, Vinh, Thọ Xuân, Điện Biên Phủ, Côn Đảo, Tuy Hòa, Cần Thơ, Pleiku.
Câu 23: Để đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, Việt Nam cần
- Đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch đồng thời vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, xã hội.
- Góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sự phát triển của các hệ sinh thái.
- Phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử.
- Xây dựng điểm đến thông minh, ứng dụng công nghệ số trong du lịch.
- A. (2); (3).
- B. (1); (4).
- C. (3); (4).
-
D. (1); (2).
Câu 24: Để mở rộng thị trường du lịch ,Việt Nam cần
- Phát triển các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch để thúc đẩy, lan tỏa phát triển du lịch đến các địa phương khác.
- Duy trì các thị trường truyền thống như các nước Đông Á, châu Âu, khu vực ASEAN,...
- Ứng dụng công nghệ số trong du lịch như giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành du lịch.
- Đẩy mạnh khai thác thị trường khách nội địa, đa dạng hóa các phân khúc thị trường mục tiêu.
- Phát triển các loại hình du lịch tiềm năng như du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch sinh thái.
- A. (1); (2).
-
B. (2); (4).
- C. (3); (5).
- D. (2); (5).
Câu 25: Tại sao nói tuyến Đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt quan trọng nhất của nước ta?
- A. Đây là tuyến đường sắt được đầu tư nhiều nhất.
-
B. Đây là tuyến đường sắt đi qua các vùng kinh tế quan trọng nhất của nước ta.
- C. Đây là tuyến đường sắt có ý nghĩa về an ninh, chính trị và quốc phòng.
- D. Đây là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam.