I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: Văn bản nghị luận
2. Đọc- kể tóm tắt
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”
- PTBĐ: nghị luận
3. Bố cục: 4 phần
- Đoạn 1: Từ đầu => ước mong điều đó (nêu vấn đề): Mỗi người cần có sự khác biệt
- Đoạn 2: Tiếp => mười phân vẹn mười: Những bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp và J
- Đoạn 3: Tiếp => trong mỗi con người: Cách để tại nên sự khác biệt
- Đoạn 4: Phần còn lại (kết luận vấn đề): Ý nghĩa của sự khác biệt thực sự
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Mỗi người cần có sự khác biệt
- Bài tập: Trong suốt 24 giờ đồng hồ, mỗi người phải cố gắng trở nên khác biệt.
- Mục đích: Để mỗi người bộc lộ một phiên bản chân thật hơn.
- Yêu cầu: không được gây hại, làm phiền người khác, vi phạm nội quy nhà trường.
- GV đã tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thực tế, để mỗi HS tự rút ra được ý nghĩa của hoạt động
→ cách giáo dục giúp người học chủ động, tích cực nắm bắt vấn đề.
2. Bằng chứng : Những bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp và J
- Số đông : chọn cách thể hiện cá tính bản thân qua cách ăn mặc, hành động quái dị, khác thường.
- Học sinh J chọn cách thể hiện sự khác biệt khác với ngày thường mình : thay vì nhút nhát, ít nói, cậu đã giơ tay và phát biểu trong các tiết học, xưng hô lễ độ với mọi người
→ Cách thể hiện sự khác biệt của mỗi người là khác nhau.
3. Lí lẽ : Cách để tại nên sự khác biệt
- Tác giả đã phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có nghĩa.
- Đa số chọn loại vô nghĩa, vì nó đơn giản và chẳng mất công tìm kiếm nhiều. không cần huy động khả năng đặc biệt gì.
4. Kết luận vấn đề
- Sự khác biệt thực sự, có ý nghĩa ở mỗi người sẽ khiến mọi người đặc biệt chú ý.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – Ý nghĩa:
* Nội dung: Văn bản đề cập đến vấn đề sự khác biệt ở mỗi người. Qua đó khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa là sự khác biệt thực sự.
2. Nghệ thuật
- Lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, cụ thể, có tính thuyết phục.
- Cách triển khai từ bằng chứng thực tế để rút ra lí lẽ giúp cho vấn đề bàn luận trở nên nhẹ nhàng, gần gũi, không mang tính chất giáo lí.