1. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA RỪNG
- Rừng là một vùng đất rộng lớn , gồm rất nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sống của chúng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Vai trò của rừng:
- Với môi trường sinh thái: Là lá phổi xanh của Trái đất; Chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt, hạn hán; Liên tục tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất; Là nơi cư trú của nhiều loài động vật và con người
- Với sinh hoạt, sản xuất: Cung cấp củi đốt; Nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà, sản xuất giấy; Cung cấp nguồn dược liệu và nguồn gene quý; Là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên; Việc giao đất, giao rừng tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
- Trong giai đoạn 2000-2020, Việt Nam đã được công nhận 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới
=> Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển thế giới đứng thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia.
2. CÁC LOẠI RỪNG PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA
- Rừng đặc dụng:
- Để bảo tồn thiên nhiên, để nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa…
- Rừng gồm: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa – lịch sử…
- Rừng phòng hộ:
- Để bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, sa mạc hóa và thiên tai, điều hòa khí hậu
- Rừng gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió cát, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
- Rừng sản xuất: Sử dụng để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.
=> Rừng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường sinh thái, đời sống sinh hoạt và sản xuất.
=> Có ba loại rừng phổ biến ở Việt Nam là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.