Bài 3: Có 3 nhóm học sinh đi lao động. Nếu lấy $\frac{2}{5}$ số học sinh của nhóm thứ nhất chia đều cho 2 nhóm kia thì số học sinh của 3 nhóm sẽ bằng nhau. Nếu bớt ở nhóm thứ nhất 3 em thì số học sinh còn lại của nhóm này sẽ bằng tổng số học sinh của 2 nhóm kia. Tính số học sinh đi lao động?
Bài Làm:
Bài 3: Phân số chỉ số học sinh còn lại của nhóm 1 sau khi chia đều cho 2 nhóm kia là:
1 – $\frac{2}{5}$ = $\frac{3}{5}$ (nhóm 1)
Mỗi nhóm 2 và 3 nhận được là:
$\frac{2}{5}$ : 2 = $\frac{1}{5}$ (nhóm 1)
Phân số chỉ số học sinh của nhóm 2 và 3 là:
$\frac{3}{5}$ – $\frac{1}{5}$ = $\frac{2}{5}$ (nhóm 1)
Phân số chỉ tổng số học sinh của nhóm 2 và nhóm 3 là:
$\frac{2}{5}$ x 2 = $\frac{4}{5}$ (nhóm 1)
Phân số chỉ 3 học sinh bớt ở nhóm 1 là:
1 – $\frac{4}{5}$ = $\frac{1}{5}$ (nhóm 1)
Số học sinh nhóm 1 là:
3 x 5 = 15 (em)
Tổng số học sinh 2 nhóm 2 và 3 là:
15 x $\frac{4}{5}$ = 12 (em)
Số học sinh đi lao động:
15 + 12 = 27 (học sinh)
Đáp số: 27 học sinh