Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Đèo cày giữa đường
Bài Làm:
A. Tác giả
- Nguyễn Văn Ngọc (1 tháng 3 năm 1890 - 26 tháng 4 năm 1942) tự Ôn Như là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam.
- Ông là nhà giáo, nhà sưu tầm văn học dân gian, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc. Ông đã từng làm đốc học tỉnh Hà Đông, Hội trưởng Hội Ái hữu các nhà giáo, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Hà Nội. Ông có nhiều sách viết về giáo dục, sưu tầm văn học dân gian, luận bàn về Bách gia chư tử, nghiên cứu văn học thánh văn. Ông còn là cây bút chủ lực của nhóm Cổ Kim Thư xã, Dù hoạt động ở lĩnh vực nào, ông cũng đã vượt khỏi những giới hạn hạn hẹp của công việc để vươn tới tầm vóc của một nhà văn hóa.
- Sách ông viết, biên soạn, khảo cứu gồm có: Nhi đồng lạc viên, Phô thông độc bản, Giáo khoa văn học Việt Nam, Cổ học tinh hoa, Đông Tây ngụ ngôn, Nam thi hợp tuyển, Tục ngữ phong dao, Truyện cổ nước Nam, Thơ Nôm và hát nói, Đào nương ca,... Những cuốn sách của ông không chỉ mang đậm giá trị văn hóa, văn học, giáo dục mà còn là một mẫu mực trong công tác biên soạn, khảo cứu sách.
B. Tác phẩm
1. Thể loại:
Đẽo cày giữa đường thuộc thể loại truyện ngụ ngôn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm Đẽo cày giữa đường được trích trong Truyện cổ nước Nam, tập I, Thăng Long, 1958 trang 101-102.
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Đẽo cày giữa đường có phương thức biểu đạt là tự sự
4. Người kể chuyện:
Văn bản Đẽo cày giữa đường được kể theo ngôi thứ ba
5. Tóm tắt văn bản Đẽo cày giữa đường:
Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường kể về một người thợ mộc đẽo cày bên đường, luôn nghe theo lời người qua đường mà đẽo cày theo ý người khác, mỗi người một ý nên anh ta vừa không bán được cày, vừa hỏng gỗ, mất cả cơ nghiệp.
6. Bố cục bài Đẽo cày giữa đường:
Đẽo cày giữa đường có bố cục gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “bày ra bán”: Người thợ mộc cùng những lời khuyên của người qua đường.
+ Phần 2: Còn lại: Hậu quả của việc “đẽo cày giữa đường” của anh thợ mộc.