Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 kết nối bài 6: Văn bản đọc Con hổ có nghĩa

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 6: Văn bản đọc Con hổ có nghĩa. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

- Thể loại: truyện truyền kì

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Đoạn 1: Câu chuyện của con hổ với bà Trần.

+ Phần 2: Đoạn 2:  Câu chuyện của con hổ với bác tiều phu. 

2. Tác giả

- Tên: Vũ Trinh

- Năm sinh – năm mất: 1759 - 1828

- Quê quán: Tỉnh Bắc Ninh

- Thể loại sáng tác: văn xuôi, thơ ca

- Tác phẩm tiêu biểu Cung oán thi tập, Sử Yên thi tập, Lan Trì kiến văn lục,…

3. Tác phẩm 

- Lan Trì kiến văn lục là một trong những tác phẩm đỉnh cao của thế loại truyền truyền kì của văn học trung đại. 

- Xuất xứ: là chuyện thứ 8 trong 45 truyện ngắn viết bằng chữ Hán trong Lan Trì kiến văn lục. 

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Câu chuyện của con hổ với bà Trần

- Địa điểm: huyện Đông Triều.

- Không gian: ngọn núi sâu trong rừng

- Thời gian: buổi đêm

- Hoàn cảnh:

+ Hổ cái sắp sinh con

+ Hổ đực đi tìm bà đỡ Trần

- Hành động của hổ: Hổ đực lao tới cõng bà, chạy như bay xuyên qua bụi rậm, gai góc. Hổ luôn bảo vệ sự an toàn cho bà đỡ

=>Hành động khẩn trương, quyết liệt, thể hiện tình cảm, sự lo lắng của hổ đối với người thân.

- Thái độ của bà Trần: lúc đầu bà rất sợ, nhưng đã vượt qua nỗi sợ hãi, nhận ra sự chỉ dẫn và những giọt nước mắt của hổ đực mà đồng ý đỡ một ca đẻ khó cho hổ cái.

- Bà Trần đã làm như thế nào? Bà lấy thuốc kích đẻ trong dải áo, hòa với nước suối cho hổ cái uống, sau đó xoa bụng cho nó.

- Kết quả: hổ cái sinh con, nằm phục xuống, dáng mệt mỏi; hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con mình.

- Cách trả ơn, đáp nghĩa của hổ đực: vừa quý vừa nhìn bà (thể hiện thái độ biết ơn) – tặng khối bạc (tạ ơn bằng vật chất) – dẫn ra khỏi rừng (bảo vệ an toàn cho ân nhân) – quẫy đuôi tiễn biệt – bà đỡ đi khá xa mới gầm lớn rồi mới rời đi (vừa quan sát để đảm bảo sự an tòa của ân nhân, vừa thể hiện tình cảm lưu luyến, trân trọng).

- Bà Trần nhận được gì? Nhờ có số bạc ấy mà bà Trần đã sống qua được năm mất mùa.  

2. Câu chuyện của hổ với bác tiều phu

- Địa điểm: huyện Lạng Giang

- Không gian: thung lũng trước ngọn núi.

- Thời điểm: bác tiều phu đang kiểm củi ở chân núi.

- Hoàn cảnh: hổ bị hóc xương, đau đớn, bất lực.

- Thái độ của bác tiều phu: ban đầu bác hơi sợ, nhưng bác đã chủ động uống rượu lấy can đảm thò tay vào trong họng hổ để lấy ra chiếc xương bò to.

- Bác tiều phu đã làm như thế nào? Bác uống rượu rồi trèo lên cây khô hô lên khiến con hổ nghe thấy há miệng cầu cứu, bác đã giúp con hổ lấy xương ra.

- Kết quả: hổ liếm mép, thoải mái vì đã lấy được xương trong cổ họng.

- Cách trả ơn, đáp nghĩa của con hổ: nhìn khuôn mặt bác tiều (để ghi nhớ khuôn mặt ân nhân) – mang hươu đến và gầm dữ dội (tặng quà và gửi lòi tri ân) – đến trước mộ, dụi đầu vào quan tài, gầm gào (đến viếng, thể hiện lòng thương mến, xót xa đối với ân nhân đã khuất) – ngày giỗ lại nhớ mang các con đến để ngoài cửa trong mấy chục năm liền (tình cảm vững bền, khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của ân nhân với mình) 

3. Tiếng gầm của hai con hổ ở cuối câu chuyện.

 

Con hổ thứ nhất

Con hổ thứ hai

Biểu hiện

Gầm lớn

Gầm gừ, gáo lớn.

Ý nghĩa

Một lời chào ân nhân đang ở khoảng cách khá xa (độ lớn của âm thanh cần cho khoảng cách này)

Độ lớn của âm thanh lúc đầu là nhỏ hơn, chỉ “gầm gừ” như lời “tâm sự”, sau “gào lớn” như thế thể hiện nỗi đau thương trong lòng đối với ân nhân đã khuất.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

    Văn bản “Con hổ có nghĩa” kể về hai câu chuyện riêng lẻ những liên quan đến nhau, đều mang lại những bài học, đề cao ân nghĩa trong đạo lí là người. Từ đó, tác giả muốn nhắn nhủ đến người đọc phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình. 

2. Nghệ thuật

- Mượn chuyện loài vật để nói lên chuyện con người. 

- Kết hợp linh hoạt các biện pháp nhân hóa, so sánh,….

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.