E.Hoạt động tìm tòi mở rộng
2.Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa, văn học trên quê hương em với nền văn hóa, văn học dân tộc bằng các cách sau:
a. Hỏi người thân, nhà chuyên môn hoặc tra cứu trên In-tơ-net để tìm hiểu vai trò của các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên quê hương em đối với lịch sử văn hóa dân tộc.
b. Tìm hiểu thêm Internet hoặc hỏi các nhà chuyên môn về tên tuổi các nhà thơ, nhà văn của quê hương em và ảnh hưởng của họ đền nền văn học nước nhà
Bài Làm:
a. Sưu tầm:
Thành Cổ Loa là tòa thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xây dựng vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc. Thành gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của người Việt, về An Dương Vương định đô xây thành, về nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc, về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thủy… Từ bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật được huyền thoại hóa đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.
Những vòng thành Cổ Loa khoanh lại đã tạo nên một căn cứ quân sự – một Quân thành – có địa vị quốc đô, hay đúng hơn một Kinh thành kiêm cả chức năng Quân thành. Đó là một thực tế sáng giá ở Cổ Loa thời An Dương Vương.
Thị thành Cổ Loa thời An Dương Vương cũng là mang tính chất đặc trung ở thời kỳ này, mới được nhận diện cho phù hợp với các dẫn liệu ngày càng thấy rõ hơn ở Cổ Loa. Đó là dấu tích của hai khu vực sản xuất thủ công: luyện kim – đúc đồng, không những có quy mô lớn, mà còn chuyên hóa trong việc sản xuất các chế phẩm.
Từ Cổ Loa hình thành con đường vận chuyển, buôn bán đường thủy, trao đổi với các nơi, tập trung từ Đầm Cả – Vườn Thuyền Ao Mắm … Và chợ Cổ Loa thời An Dương Vương cũng đã được thể hiện, đó là chợ Sa, đến ngày nay vẫn phồn thịnh…
Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và Kinh đô; đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như dưới nước khi tác chiến.
Với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống của dân thường. Xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo và phân hóa giai cấp hơn thời các Vua Hùng.
Là một tòa thành cổ nhất còn để lại nhiều dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gồm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa hồi chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả những điều làm chứng nghệ thuật và văn hóa thời An Dương Vương.
Hàng năm, vào ngày 6 tháng Giêng, cư dân Cổ Loa tổ chức lễ hội trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành và tạo dựng lên khu di tích Cổ Loa.
Từ những đặc điểm trên cho thấy Cổ Loa là một thành cổ ra đời từ thế kỷ thứ III Tr.CN do Thục An Dương Vương khởi dựng. Tích hợp vào thủ đô Hà Nội thời bây giờ, Cổ Loa vừa làm tăng sự lâu đời của đô thị Hà Nội thêm hàng nghìn tuổi, vừa bổ sung cho vị trí và vai trò trung tâm đầu não, phồn thịnh của miền đất thượng kinh này. Những tính chất đặc trung cho một thời vàng son của thành cổ: Kinh thành, Quân thành, Thị thành cổ đại, cùng với những giá trị của một quá trình rất lâu dài đấu tranh bảo vệ – bảo tồn bản sắc – đã làm tôn lên giá trị của Cổ Loa và Thăng Long ngàn năm tuổi.
b. Sưu tầm:
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành, làm thơ khá sớm. Mười tám tuổi, ông có thơ đăng. Cùng năm đó, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4-1939, ông bị địch bắt. Tháng 3-1942, ông vượt ngục Đác Glây, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Thanh Hóa. Cách mạng Tháng Tám, ông làm Chủ tịch Uủy ban khởi nghĩa Huế. Năm 1946, tập thơ đầu tay Thơ ra đời (sau đổi là Từ ấy) tập hợp các bài thơ viết từ 1937 đến 1946, chia làm ba phần “Máu lửa” (27 bài), “Xiềng xích” (30 bài) và “Giải phóng” (14 bài).
Ba chặng thơ là ba chặng hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Chặng đầu là cái nhìn hiện thực, tố cáo xã hội đương thời, gắn với lòng say mê lý tưởng xóa áp bức bất công, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, nhân ái. Chặng thứ hai là thơ tù, những bài thơ xuất sắc của một tâm hồn chiến sĩ đa cảm với một bút pháp thơ tài năng. Chặng cuối là thơ vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa và cách mạng thành công, những bài thơ say đắm, sôi sục và hào hùng. Cách mạng tự hào có trong đội ngũ của mình một thi sĩ có tầm cỡ khai sáng cho cả nền thơ trữ tình cách mạng. Tố Hữu, vinh dự là ngay từ các bài thơ đầu, đã mang tình cảm người chiến sĩ cách mạng. Thơ Tố Hữu, khi ấy, về nghệ thuật, ông có những nét tương đồng với Thơ mới. Tương đồng về bút pháp và tương đồng ngay cả việc hướng cảm xúc vào cái Tôi cá thể. Nhưng cái tôi của Tố Hữu ngược hẵn với cái tôi của Thơ mới. Với Tố Hữu Tôi đã là con của vạn nhà, trong khi cái tôi Thơ mới: Ta là một, là riêng, là thứ nhất/Không có ai bè bạn nổi cùng ta/Ta bỏ đời và đời cũng bỏ ta. Chính vì vậy, Tố Hữu, là người đầu tiên mang vào thơ Việt Nam một phẩm chất mới: chất trữ tình riêng tư của người cộng sản. Ở đấy có sự hòa trộn của đời công và đời tư – cái riêng tư của nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là sự nghiệp cách mạng. Tố Hữu rất tinh tế, tinh tế như các nhà thơ tài năng của phong trào Thơ mới khi diễn đạt những biến động tinh tế của tình cảm con người trước cuộc đời. Chỉ có khác cuộc đời ở Tố Hữu là chiến đấu, là tù tội, là chiến thắng. Có thể nói, những thành tựu mà thơ ca đương thời đạt được, đều tìm thấy trong Từ ấy. Tố Hữu sử dụng những thành tựu ấy vào một hướng cảm xúc khác, một nội dung tư tưởng khác đến cách xây dựng hình ảnh. Đây là hình ảnh con thuyền in bóng trên mặt nước phẳng lặng của sông Hương. In cả ảnh, in cả âm điệu:
Trên dòng Hương giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương Giang.
Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần
Bài Mẹ Suốt, cũng là hình ảnh người dân thường anh hùng nhưng ý thơ hàm súc hơn so với bài Bà má Hậu Giang, và cho thấy một chặng đường phát triển của tâm hồn người Việt Nam ta. Tính biểu tượng được đẩy cao hơn mà bài thơ vẫn giữ nét sinh động vốn có của đời sống. Phẩm chất nhân dân trong thơ Tố Hữu ngày càng sâu sắc và nhuần nhuyễn.
Tập thơ gần đây nhất của Tố Hữu là tập Một tiếng đàn. Ông vẫn thủy chung với nguồn đề tài của đời sống cách mạng, của toàn đất nước. Đôi khi tưởng chạm tới một điều gì riêng tư của tuổi cuối đời nhìn lại. Đêm cuối nằm riêng một ngọn đèn. Ơở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm, rất gần với thời kỳ Từ ấy. Có một sự đấu tranh nội tâm rất mạnh. Mới bảy mươi sao đã gọi là già. Bút pháp không tung hoành hào sảng nhưng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm. Phẩm chất phấn đấu nội tâm vốn có của Tố Hữu vẫn nguyên vẹn. Lắng nghe trong Một tiếng đàn thấy bóng dáng một Tố Hữu của Con cá chột nưa. Cuộc đời không phải lúc nào cũng ở thế thuận. Tuy vậy, ở Tố Hữu vẫn lấy niềm tin, lấy kinh nghiệm cuộc sống của mình mà nhìn hiện tại Nắng tự lòng ta cứ ấm dần. Dù có phải làm lại từ đầu, ông không nhượng bộ, không đầu hàng hoàn cảnh. Trong cái bình đạm của giọng thơ, có sức rắn lại của ý chí Ta lại đi, như từ ấy ra đi / Lòng hăm hở tưởng như mình trẻ lại.
Tố Hữu là con chim đầu đàn vạch hướng cho cả nền thơ. Tư tưởng tiên tiến của thời đại cách mạng, lòng yêu sâu thẳm đối với nhân dân được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật tinh xảo. Có những giai đoạn thơ Tố Hữu thành chỗ dựa tâm hồn cho mọi người. Ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, của Nhà nước: Uủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ. Thơ đối với ông là phương tiện để phục vụ cách mạng. Nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn ông là nỗi niềm người chiến sĩ cách mạng. Ông còn đóng góp nhiều ý kiến về quan điểm, phương thức xây dựng nền văn nghệ. Ông bàn về nghệ thuật cũng là bàn về cách mạng, bàn về sự đóng góp của văn học nghệ thuật vào sự nghiệp chung
Bây giờ tuổi cao, nhưng trách nhiệm cách mạng vẫn thường trực trong ông. Với cương vị là một nhà thơ lớn của nhân dân, ông có điều kiện để gần đời và đời cũng có điều kiện để gần ông. Đây là một thuận lợi để Tố Hữu mở thêm sự phong phú của thơ mình