Lựa chọn cấu trúc câu:
3. Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc.
Nhiều buổi trưa, khi mọi người nghỉ cả, chú Nam lúi húi đẽo, gọt.
b. Văn bản Tiếng cười không muốn nghe có câu: Nếu ai đó chế nhạo cái khác biệt của ta, ta có thấy dễ chịu không? Giả sử câu này được viết lại thành: Ta có thấy dễ chịu không nếu ai đó chế nhạo sự khác biệt của ta? thì ý nghĩa sẽ thay đổi như thế nào?
c. Câu Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? có thể đổi cấu trúc: Thông minh, giỏi giang thì ai chẳng muốn. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa câu gốc và câu biến đổi.
4. Sau đây là những câu được thay đổi cấu trúc so với câu gốc trong văn bản đã học. Nghĩa của câu được thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với nghĩa của câu gốc?
a. - Câu trong văn bản: “Xem người ta kìa!” - đó là câu mẹ tôi thường thốt lên mỗi khi không hài lòng với tôi về một điều gì đó.
- Câu được thay đổi: Mỗi khi không hài lòng với tôi về một điều gì đó, mẹ tôi thường thốt lên: “Xem người ta kìa!”.
b. - Câu trong văn bản: Khi nghe những tiếng “bật bông” ban đầu, ai cũng cười cợt.
- Câu được thay đổi: Ai cũng cười cợt khi nghe những tiếng “bật bông” ban đầu.
c. - Câu trong văn bản: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa.
- Câu được thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là “căn bệnh” hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.
Bài Làm:
3. Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc.
Nhiều buổi trưa, khi mọi người nghỉ cả, chú Nam lúi húi đẽo, gọt.
Từ in đậm trong câu được dùng để chỉ mốc thời gian của sự việc được nói đến trong câu. Nếu bỏ thành phần đó đi, câu sẽ không được diễn đạt rõ nghĩa. Người đọc chỉ biết hành động của chú Nam đẽo gọt chung chung, không rõ hành động cụ thể của sự việc đó như thế nào.
b. Văn bản Tiếng cười không muốn nghe có câu: Nếu ai đó chế nhạo cái khác biệt của ta, ta có thấy dễ chịu không? Giả sử câu này được viết lại thành: Ta có thấy dễ chịu không nếu ai đó chế nhạo sự khác biệt của ta? thì ý nghĩa sẽ thay đổi như thế nào?
Nếu đổi trật tự trong câu, sẽ không làm nổi bật được ý nghĩa chính của câu muốn nói đến. Ý nghĩa chính của câu ở đây là chế nhạo sự khác biệt, nên phải được đặt lên trước.
c. Câu Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? có thể đổi cấu trúc: Thông minh, giỏi giang thì ai chẳng muốn. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa câu gốc và câu biến đổi.
Ý nghĩa của câu gốc: Nhấn mạnh vào đối tượng "ai đó", "tất cả mọi người", bất cứ ai"
Ý nghĩa của câu biến đổi: Nhấn mạnh vào vấn đề thông minh, giỏi giang.
4. Sau đây là những câu được thay đổi cấu trúc so với câu gốc trong văn bản đã học. Nghĩa của câu được thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với nghĩa của câu gốc?
a. - Câu trong văn bản: “Xem người ta kìa!” - đó là câu mẹ tôi thường thốt lên mỗi khi không hài lòng với tôi về một điều gì đó.
- Câu được thay đổi: Mỗi khi không hài lòng với tôi về một điều gì đó, mẹ tôi thường thốt lên: “Xem người ta kìa!”.
Ý nghĩa của câu gốc: Nhấn mạnh vào câu nói "Xem người ta kìa!"
Ý nghĩa của câu biến đổi: Nhấn mạnh vào vấn đề người mẹ không hài lòng với nhân vật tôi trước. Câu nói “Xem người ta kìa!” để giải thích thêm cho câu trước đó.
b. - Câu trong văn bản: Khi nghe những tiếng “bật bông” ban đầu, ai cũng cười cợt.
- Câu được thay đổi: Ai cũng cười cợt khi nghe những tiếng “bật bông” ban đầu.
Ý nghĩa của câu gốc: Nhấn mạnh vào tiếng "bật bông"
Ý nghĩa của câu biến đổi: Nhấn mạnh vào đối tượng cười cợt, chế nhạo người khác, tiếng "bật bông" giải thích rõ hơn sự chế nhạo, cười cợt đó là gì.
c. - Câu trong văn bản: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa.
- Câu được thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là “căn bệnh” hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.
Ý nghĩa của câu gốc: Câu nói có tính nhấn mạnh tăng dần, từ "không phải điều quá nghiêm trọng" đến "không phải là căn bệnh hết cách chữa"
Ý nghĩa của câu biến đổi: Câu nói có tính tăng dần ngược lại. Từ "không phải là căn bệnh hết cách chữa" đến "không phải điều quá nghiêm trọng".