Soạn văn 9 VNEN bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn văn bài: Phong cách Hồ Chí Minh - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 1 trang 3. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

Em hiểu thế nào là “phong cách”? Hãy trình bày ngắn gọn những cảm nhận của em về “phong cách Hồ Chí Minh”.

Xem lời giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản

2. Tìm hiểu văn bản

a) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có được vốn tri thức văn hóa nhân loại vô cùng sâu rộng? Người đã chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa đó như thế nào?

Xem lời giải

b) Chỉ ra những biểu hiện cho thấy lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem lời giải

c) Vì sao nói sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao là nét nổi bật trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem lời giải

d) Hãy lựa chọn những phương án nêu đúng giá trị nghệ thuật nổi bật của văn bản ( ghi vào vở)

(1) Kết hợp một cách tự nhiên, hiệu quả giữa tự sự và bình luận

(2) Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, tạo ấn tượng cho người đọc

(3) Sử dụng thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để tăng sức gợi cho văn bản

(4) Sử dụng hiệu quả nghệ thuật đối lập trong diễn đạt

Xem lời giải

e) Tìm dẫn chứng trong văn bản minh họa cho các giá trị nghệ thuật mà em đã xác định.

Xem lời giải

3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại

a) Phương châm về lượng

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi

ÔNG LÀM SAO THẾ

Một nhà triết học của nước Anh khi lái xe về nông thôn đã bị lạc đường, liền hỏi thăm người nông dân nhờ chỉ giúp:

- Cảm phiền ông, xin hãy nói cho tôi biết hiện tại tôi đang ở nơi nào đây ạ?

- Ông làm sao thế? – Người nông dân nhìn ông ta nói – Chẳng phải ông đang ở trong xe của ông đó sao?

(1) Điều mà nhà triết học muốn hỏi người nông dân là gì?

(2) Thông tin trong câu trả lời của người nông dân có đáp ứng được mong muốn của nhà triết học không? Vì sao?

(3) Từ nội dung câu chuyện, em hãy cho biết: Chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu gì trong giao tiếp?

Xem lời giải

b) Phương châm về chất

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:

QUẢ BÍ KHỔNG LỒ

Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:

- Chà, quả bí kia to thật!

Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:

- Thế thì đã lấy làm gì mà to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.

Anh kia nói ngay:

- Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bân tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.

Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:

- Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to đến như vậy?

Anh kia giải thích:

- À, thế anh không biết à? Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.

Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình, mới nói lảng ra chuyện khác.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

(1) Truyện cười phê phán điều gì?

(2) Từ câu chuyện trên, em hãy cho biết: Nếu không vì đùa vui thì mình nên nói những điều như thế nào khi giao tiếp?

Xem lời giải

4. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

a) Thế nào là một văn bản thuyết minh? Những đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh? Kể tên những phương pháp thuyết minh thường được sử dụng.

Xem lời giải

b) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:

HẠ LONG - ĐÁ VÀ NƯỚC

Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Chính là do tài thông minh của Tạo Hoá biết dùng đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: Nước. Chính Nước làm cho đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn.

Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách. Có thể mặc cho con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh lên xuống theo cho triều; có thể thả trôi theo chiều gió, theo các dòng chảy quanh co phức tạp giữa các đảo; cũng có thể thong thả khua khẽ mái chèo mà lướt đi, trượt nhẹ và êm trên sóng; có thể nhanh tay hơn một chút để tạo một cảm giác xê dịch thanh thoát; có thể bơi nhanh hơn bằng thuyền buồm, nhanh hơn nữa bằng thuyền máy, cũng như bay trên các ngọn sóng lượn vun vút giữa các đảo trên cano cao tốc; có thể thả sức phóng nhanh hàng giờ, hàng buổi, hàng ngày khắp các trân đồ bát quái đá trộn với nước này. Mà cũng có thể, một người bộ hành tuỳ hứng, lúc đi lúc dừng, lúc nhanh lúc chậm, lúc tiến lúc lùi, thẳng tắp hay quanh co, lao ra những quãng trống hay len lỏi qua các khe hẹp giữa các đảo đá.... Và cái thập loại chúng sinh chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, tre lại, trang nghiêm hơn hay bỗng nhiên nhí nhảnh tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn,... hoá thân không ngừng. Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước quanh chúng, hoặc độ xa gần và hướng ta tiến đến chúng hay rời xa chúng. Còn tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào chúng, hoặc đột nhiên khiến cho mái đầu một nhân vật đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bỗng bạc xoá lên, rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi. Ánh sáng hắt lên từ mặt nước lung linh chảy khiến những con người bằng đá vây quanh ta trên mặt vịnh càng lung linh, xao động, như đang đi lại, đang tụ lại cùng nhau, hay đang toả ra. Hoặc cũng rất có thể, khi đêm đã xuống, dưới ánh sao chi chít trên bầu trời và chi chít xao động dưới cả mặt nước bí ẩn nữa, sẽ có cuộc họp của cả thế giới người bằng đã sống động đó, biết đâu...!

[...] Để rồi, khi chân trời đằng đông vừa ửng tím nhạt, rồi từ từ chuyển sang hồng... thì tất cả bọn người đá ấy lại hối hả trở về vị trí của họ. Mà vẫn còn nóng hổi hơi thở cuộc sống đêm chưa muốn dứt.

Hạ Long vậy đó, cho ta một bài học, sơ đẳng mà cao sâu: Trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả. Cho đến cả đá. Ở đây Tạo Hoá đã chọn đá làm một trong hai nguyên liệu chủ yếu và duy nhất của Người để bày nên bản phác thảo của Sự Sống. Chính là Người có ý tứ sâu xa đấy: Người chọn lấy cái vẫn được coi là trơ lì, vô tri nhất để thể hiện cái hồn ríu rít của sự sống. Thiên nhiên bao giờ cũng thông minh đến bất ngờ; nó tạo nên thế giới bằng những nghịch lí đến lạ lùng...

(Nguyên Ngọc, Hạ Long - Đá và Nước, Ban quản lí vịnh Hạ Long, 2002)

 

(1)  Văn bản thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào?

(2) Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Vì sao?

(3) Kể tên những phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng trong văn bản.

(4) Để văn bản thuyết minh được sinh động, tác giả đã vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

Xem lời giải

c) Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn sau là gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó.

Bà thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao bà giải thích: “Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn Sinh học tôi mới biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang, bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú , tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.

Xem lời giải

d) Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy hoàn thành (vào vở) những nội dung cần ghi nhớ sau:

(1) Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như (…)

(2) Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật (…) và (…) cho người đọc.

Xem lời giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Phong cách Hồ Chí Minh

a) Theo em, giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?        

Xem lời giải

b) Hãy viết đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của em về nếp sống thanh cao và giản dị của Bác Hồ gợi ra từ văn bản.

Xem lời giải

 

2. Luyện tập về phương châm hội thoại

a) Đọc hai truyện vui dưới đây và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ. Lí giải tại sao:

(1) Sông Hồng ở đâu?

Trong giờ học môn Địa lí…

Cô giáo: An, em hãy theo dõi trong sách giáo khoa và cho cô biết sông Hồng nằm ở đâu?

Lan: Thưa cô! Ở phần 3 trang 45 của bài ạ!

Cô giáo : !!!

(2) Nói có đầu có đuôi

Ông nhà giàu nọ có anh giúp việc tính rất bộp chộp,gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có cuối gì. Một lần, ông dặn anh ta :

- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì. Họ cười cả ông lẫn mày. Từ nay, nói cái gì cũng cần nói cho có đầu có cuối nghe chưa?

Anh giúp việc vâng vâng rối rít, hứa sẽ nghe lời.

Một hôm ông nhà giàu mặc quần áo đẹp chuẩn bị đi chơi. Ông ta đang ngồi hút thuốc thì thấy anh giúp việc chạy vào lễ phép nói:

- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ dệt lụa. Ông mua lụa về may thành áo. Chiếc áo rất đẹp. Hôm nay ông mặc áo đẹp, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông…

Ông nhà giàu giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.

 

Xem lời giải

b) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào : ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, hứa hươu hứa vượn.

Xem lời giải

c) Dựa vào những phương châm hội thoại đã được học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như : như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không nhầm, tôi nghe nói, hình như là,…

Xem lời giải

3. Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Phủ Tây Hồ ở bên bờ phía đông của Hồ Tây, nơi có một doi đất ăn ra hồ như bán đảo. Bán đảo đó gọi là làng Tây Hồ , một làng cổ của kinh thành Thăng Long . Ở đầu làng, ngay mép nước có ngôi đền thờ bà Liễu Hạnh - nhân vật có thật sống ở thế kỉ XVII. Dân gian đã thần thánh hóa bà Liễu Hạnh , tôn làm Thánh Mẫu. Những nơi thờ mẫu thường gọi là đền . Nhưng đặc biệt những nơi có liên quan đến mẫu Liễu Hạnh (nơi sinh , nơi hiển thánh) thì gọi là phủ. Phủ Tây Hồ được dựng theo một truyền thuyết: Vào khoảng thế kỉ thứ XVII , ông trạng Phùng Khắc Hoan (1528 - 1613) nhân buổi đi chơi Hồ Tây, bỗng gặp một cô gái xinh đẹp . Họ trò chuyện và cùng nhau làm thơ. Đến khi trạng Phùng hỏi tên tuổi thì cô gái xinh đẹp kia mỉm cười, đọc một bài thơ và vụt biến. Phân tích bài thơ, trạng Phùng nhận ra đó là Thánh Liễu Hạnh. Dân làng Tây Hồ nhân câu chuyện đó lập một ngồi đền thờ bà.

Ngày nay, phủ Tây Hồ thu hút nhiều khách hành hương. Họ đi lễ Mẫu , đồng thời chiêm ngưỡng một cảnh đẹp của Thủ đô.

(1) Đoạn trích trên có tính chất thuyết minh không? Nếu có thì tính chất ấy thể hiện ở điểm nào ?

(2) Kể tên biện pháp nghệ thuật chính mà tác giả đã sử dụng. Biện pháp nghệ thuật này đã làm nổi bật nội dung cần thuyết minh và gây hứng thứ cho người đọc như thế nào ?

Xem lời giải

b) Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau :

Đề bài : Thuyết minh một trong các đồ dùng học tập : cái bút, cái kéo, cuốn sách, cái cặp/ balo.

Yêu cầu :

- Về nội dung thuyết minh : nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng đó.

- Về hình thức thuyết minh : vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi – đáp theo lối nhân hóa,…

Xem lời giải

D. Hoạt động vận dụng

1. Nêu một số bài học sau khi đọc văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.

Xem lời giải

2. Sưu tầm một số câu chuyện hoặc đoạn hội thoại vi phạm các phương châm về lượng hoặc về chất và chỉ ra sự vi phạm đó.

Xem lời giải

3. Viết một đoạn văn thuyết minh với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một hoặc một số biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa, tưởng tượng, kể chuyện,…)

Xem lời giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tìm đọc và kể lại 1 – 2 câu chuyện về lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem lời giải

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.