3. Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Phủ Tây Hồ ở bên bờ phía đông của Hồ Tây, nơi có một doi đất ăn ra hồ như bán đảo. Bán đảo đó gọi là làng Tây Hồ , một làng cổ của kinh thành Thăng Long . Ở đầu làng, ngay mép nước có ngôi đền thờ bà Liễu Hạnh - nhân vật có thật sống ở thế kỉ XVII. Dân gian đã thần thánh hóa bà Liễu Hạnh , tôn làm Thánh Mẫu. Những nơi thờ mẫu thường gọi là đền . Nhưng đặc biệt những nơi có liên quan đến mẫu Liễu Hạnh (nơi sinh , nơi hiển thánh) thì gọi là phủ. Phủ Tây Hồ được dựng theo một truyền thuyết: Vào khoảng thế kỉ thứ XVII , ông trạng Phùng Khắc Hoan (1528 - 1613) nhân buổi đi chơi Hồ Tây, bỗng gặp một cô gái xinh đẹp . Họ trò chuyện và cùng nhau làm thơ. Đến khi trạng Phùng hỏi tên tuổi thì cô gái xinh đẹp kia mỉm cười, đọc một bài thơ và vụt biến. Phân tích bài thơ, trạng Phùng nhận ra đó là Thánh Liễu Hạnh. Dân làng Tây Hồ nhân câu chuyện đó lập một ngồi đền thờ bà.
Ngày nay, phủ Tây Hồ thu hút nhiều khách hành hương. Họ đi lễ Mẫu , đồng thời chiêm ngưỡng một cảnh đẹp của Thủ đô.
(1) Đoạn trích trên có tính chất thuyết minh không? Nếu có thì tính chất ấy thể hiện ở điểm nào ?
(2) Kể tên biện pháp nghệ thuật chính mà tác giả đã sử dụng. Biện pháp nghệ thuật này đã làm nổi bật nội dung cần thuyết minh và gây hứng thứ cho người đọc như thế nào ?
Bài Làm:
(1) Đoạn trích trên có tính chất thuyết minh.
Bài viết đã cung cấp cho ta thêm những tri thức về phủ Tây Hồ.
(2) Biện pháp nghệ thuật chính mà tác giả sử dụng là kể chuyện.
Biện pháp này giúp cho việc lí giải nguồn gốc hình thành phủ Tây Hồ thêm li kì, cuốn hút và hấp dẫn người đọc.