Soạn giáo án ngữ văn 7 cánh diều Bài 8 - Tiết…: Văn Bản 1. Cây Tre Việt Nam

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 7 Bài 8 - Tiết…: Văn Bản 1. Cây Tre Việt Nam sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

TIẾT…: VĂN BẢN 1. CÂY TRE VIỆT NAM

(Thép Mới)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,…), nội dung (đề tài, chủ đề và ý nghĩa) của tùy bút và tản văn; kết hợp ôn lại các đặc điểm của các tác phẩm kí nói chung như: ngôi kể, tính xác thực của sự việc được kể, hình thức ghi chép.

- HS phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực ngôn ngữ: Nhận biết được một số yếu tố hình thức: chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,… của bài tùy bút.

- Năng lực văn học: Nhận biết được một số yếu tố nội dung: đề tài, chủ đề và ý nghĩa của bài tùy bút; Phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; Nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.

3. Phẩm chất:

-  HS yêu quý, trân trọng truyền thống, cảnh vật và con người của quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh và thông tin về nhà văn Thép Mới;

- Máy tính, máy chiếu, video clip;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Cây tre Việt Nam.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh tay hơn?

c. Sản phẩm: HS nêu được tên anh hùng xuất hiện trong các hình ảnh.  

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video clip về hình ảnh cây tre trong tâm thức người Việt: https://www.youtube.com/watch?v=4swRfCpHdh4 (từ 1:19 đến 4:52).

- GV dặt câu hỏi gợi mở cho HS: Thông qua video clip vừa rồi, kết hợp với việc đọc trước văn bản Cây tre Việt Nam ở nhà, theo em nhan đề văn bản liên quan gì đến nội dung chính của văn bản này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video và trả lời câu hỏi gợi mở.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước cả lớp, yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá chia sẻ, câu trả lời thú vị của HS.   

- Từ chia sẻ của HS, GV liên hệ để dẫn dắt vào bài học mới: Dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay vốn có truyền thống đánh giặc kiên cường, bất khuất, hình ảnh người dân cầm vũ khí là những bụi tre đi đánh giặc là những hình ảnh vô cùng quen thuộc, giản dị và gần gũi trong tiềm thức dân tộc Việt. Đồng thời, cây tre chính là biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá những điều đó thông qua văn bản Cây tre Việt Nam. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về tùy bút, tản văn và tác phẩm Cây tre Việt Nam.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, đọc văn bản, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.  

c. Sản phẩm học tập:HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiến thức về tùy bút, tản văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK trang 53 để định hướng cho các em những kiến thức về tùy bút, tản văn.

- GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận:

+ Tùy bút và tản văn là gì? Vì sao tùy bút và tản văn đều xếp vào thể loại tác phẩm kí? Từ đó, nhận ra điểm giống và khác nhau của hai thể loại này.

+ Tìm hiểu chất trữ tính, cái “tôi” và ngôn ngữ của tùy bút, tản văn thể hiện cụ thể như thế nào?

- GV hướng dẫn HS lưu ý một số điều khi đọc tùy bút và yêu cầu HS ghi nhớ:

+ Đề tài của tùy bút (ghi chép về ai, về sự việc gì).

+ Những cảm xúc, suy tư, nhận xét, đánh giá của tác giả.

+ Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút.

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và ghi lại những điều cần ghi nhớ về bài tùy bút, tản văn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức èGhi lên bảng.

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Tùy bút và tản văn

a) Khái niệm: Tùy bút và tản văn đều là các thể loại của kí, đều là văn xuôi đậm chất trữ tình.

- Tùy bút là thể văn xuôi trữ tình ghi chép lại một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc.

- Tản văn là một dạng bài gắn với tùy bút, là thể thể văn xuôi sử dụng cả tự sự, trữ tình, nghị luận,… nêu lên hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ một cách chân thực, trục tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm cá tính của tác giả.

 

b) Chất trữ tính, cái “tôi”, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn

Chất trữ tính

Là sự thể hiện trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan câ người viết trước con người và sự việc được nói tới

Cái “tôi”

Tức con người tác giả, hiện lên rất rõ nét như: nhẹ nhàng, lặng lẽ hay sôi nổi; tinh tế, lịch lẵm hay quyết liệt,…

Ngôn ngữ

- Giàu chất thơ, do chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc.

- Cách miêu tả thiên nhiên mơ mộng.

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nhiều từ ngữ sinh động, giàu hình ảnh và nhịp điệu,… rất phù hợp với chất trữ tình.

 



Xem thêm các bài Giáo án Ngữ văn 7 cánh diều, hay khác:

Bộ Giáo án Ngữ văn 7 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.