TIẾT ...: NÓI VÀ NGHE. KỂ LẠI MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được yêu cầu, mục đích của bài nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- HS rèn luyện và phát triển kĩ năng nói và nghe về một truyện ngụ ngôn.
- Có khả năng nắm bắt được thông tin bài nói của các bạn, có thể đưa ra nhận xét, góp ý cho bạn.
- HS tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp.
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi.
3. Phẩm chất:
- Tự tin thể hiện bản thân.
- Biết lắng nghe.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
- Video nói về tư duy phản biện.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV mở youtube cho HS nghe kể truyện ngụ ngôn: Hai chú Gấu tham ăn
? Nhận xét về ngôi kể và giọng kể trong đoạn video đã xem.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi, yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3 – 4 HS nêu hiểu biết về việc Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động khởi động của HS.
- GV dẫn vào bài học: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách kể lại một truyện ngụ ngôn, biết vận dụng và thưởng thức những cách kể khác nhau để rèn kĩ năng kể chuyện cho mình.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu của bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn
a. Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa và các yêu cầu chung của bài nói, nghe kể về một truyện ngụ ngôn
b. Nội dung: HS xác định được nội dung của tiết học nói và nghe kể về truyện ngụ ngôn c. Sản phẩm: Sản phẩm bài nói, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + Thế nào là viết bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn + Theo em, trong bài nói kể về một truyện ngụ ngôn, người nói nên xưng ở ngôi thứ mấy? + Bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn cần chú ý những yêu cầu nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tổ chức chia sẻ cặp đôi theo câu hỏi (dựa vào phần định hướng trong SGK). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV quan sát, khuyến khích Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đại diện một số cặp đôi phát biểu. + Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
I. Tìm hiểu chung về bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn 1. Khái niệm: Kể lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc. Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyện Việt Nam hoặc nước ngoài 2. Yêu cầu chung: Để kể lại một truyện ngụ ngôn, cần: - Lựa chọn truyện ngụ ngôn mà em yêu thích - Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình sinh động hơn - Lập dàn ý cho bài kể. - Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc; biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhận đạt hiệu quả cao nhất; sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước. - Đảm bảo thời gian theo quy định. |
Hoạt động 2: Thực hành nói - nghe
a. Mục tiêu: HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài, có kĩ năng, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp; rèn kĩ năng đánh giá bài nói, kĩ năng nghe, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân khi khi thực hiện bài nói trước tập thể
b. Nội dung: HS trình bày sản phẩm và nhận xét phần trình bày của bạn.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.