Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG
BÀI 14: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ NĂNG LƯỢNG
(1 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-
Kiến thức:
Sau bài học này, HS:
- Tóm tắt được những nội dung chính đã học dưới dạng sơ đồ.
- Vận dụng được kiến thức về ánh sáng, âm thanh và nhiệt vào một số tình huống đơn giản trong cuộc sống.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Sơ đồ hóa được những kiến thức đã học.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh trong SGK.
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
- Đối với học sinh:
- SGK.
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại những kiến thức đã học của chủ đề Năng lượng. b. Cách thức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Em đã được học những gì từ chủ đề Năng lượng? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: Ôn tập chủ đề Năng lượng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tóm tắt các nội dung đã học trong chủ đề a. Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập, khái quát hóa kiến thức về chủ đề Năng lượng. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1. - GV yêu cầu hai bạn ngồi cạnh nhau cùng tìm hiểu sơ đồ Tóm tắt những nội dung chính đã học ở chủ đề Năng lượng và trao đổi những nội dung chính đã học. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trình bày những nội dung chính đã học. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tổng kết và nhắc lại đã học trong chủ đề năng lượng. Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi và bài tập
|
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Các vật phát sáng và vật được chiếu sáng; vai trò của ánh sáng; sự truyền ánh sáng; vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. + Vật phát ra âm thanh; sự lan truyền âm thanh; âm thanh trong cuộc sống. + Nóng lạnh và nhiệt độ; sự truyền nhiệt; ứng dụng tính chất dẫn nhiệt của vật. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS chia sẻ: Chủ đề Năng lượng gồm ba nội dung chính: + Ánh sáng: vật phát sáng và vật được chiếu sáng; vai trò của ánh sáng; sự truyền ánh sáng; vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. + Âm thanh: vật phát ra âm thanh; sự lan truyền âm thanh; âm thanh trong cuộc sống. + Nhiệt độ: nóng lạnh và nhiệt độ; sự truyền nhiệt; ứng dụng tính chất dẫn nhiệt của vật. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
|