Soạn bài Buổi học cuối cùng: mục C Hoạt động luyện tập

C. Hoạt động luyện tập.

1, Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha men hoặc chú bé Phrang trong buổi học cuối cùng.

2. Đọc các đoạn văn sau đây và cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn văn tạo ra bằng cách nào.Nêu tác dụng của phép nhân hóa trong miêu tả sự vật.

3. Đặt câu để minh họa

Bài Làm:

1. Viết đoạn văn

Tác phẩm “Buổi học cuối cùng” với  hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực. Người thầy ấy đã dành trọn cả đời mình tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

2.

a. Phép nhân hóa được tạo ra bằng cách dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: Tàu mẹ, tàu con, Xe anh , xe em 

=> Tác dụng: quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn; người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện trên cảng.

b. Các phép nhân hóa (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; (thuyền) vùng vằng được tạo ra bằng cách dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.

=> Tác dụng thể hiện: thế giới cây cối, đồ vật giàu sức sống, sinh động như chính thế giới của con người.

c. Các phép nhân hóa: cả rừng xà nu- bị thương, chặt đứt ngang nửa thân mình; nhựa cây- đen thành cục máu lớn được tạo ra bằng cách dùng những từ ngữ chỉ hoạt hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.

=> Tác dụng: miêu tả sự khốc liệt mà quân giặc gây ra cho cả khu rừng. 

3. Đặt câu để minh họa

  • Dùng những từ ngữ vốn chỉ gọi người để gọi vật: VD: Ông mặt trời đã lên cao
  • Dùng những từ ngữ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật. VD: Ông mặt trời tỉnh giấc kéo cỗ xe lửa ban phát ánh nắng xuống trần gian

 

  • Trò chuyện xưng hô với vật như với người: VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ