Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ở phần I?

c) Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ở phần I? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu của tác giả trong phần này?

Bài Làm:

Số phận thảm thương của người dân thuộc địa được thể hiện qua chi tiết:

- Người ở chiến trường:  họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.

Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng… Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ…

- Người hậu phương bị bắt buộc làm công việc rất nguy hiểm là chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh: Làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn “bô-sơ”, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; Họ cũng hứng chịu bệnh tật và những cái chết đau đớn, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.

Cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu với những động từ mạnh, tính từ mạnh mang màu sắc trào phúng, châm biếm sâu cay của tác giả thể hiện sự căm phẫn bọn thực dân đến tột cùng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 8 VNEN bài 25: Thuế máu

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.