3. Tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại
a) Đọc đoạn trích sau và hoàn thành phiếu học tập:
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
…
- Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta đến hỏi chứ?
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Phiếu học tập
(1) Trong đoạn trích trên có mấy nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại?
Đó là…………….
(2) Các nhân vật này có mối quan hệ như thế nào?
(3) Cách ứng xử giữa các nhân vật với nhau có điểm gì đáng lưu ý?
(4) Từ cách ứng xử trên của các nhân vật, em có thể rút ra cho bản thân bài học gì trong giao tiếp?
Bài Làm:
(1) Trong đoạn trích trên có 2 nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại.
Đó là bé Hồng và cô của bé Hồng.
(2) Quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn hội thoại là quan hệ trên- dưới trong gia tộc (Bà cô Hồng là vai trên, Hồng là vai dưới).
(3) Trong cách ứng xử của các nhân vật, người cô có cách cư xử thiếu thiện chí, không có tình thương cháu. Cách cư xử này không phù hợp với quan hệ ruột thịt, không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới.
Trong khi đó bé Hồng có cách ứng xử rất đúng mực. Chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép vì cậu là vai dưới, cậu phải có bổn phận tôn trọng vai trên (người đang đối thoại với mình).
(4) Từ cách ứng xử trên của các nhân vật, ta có thể rút ra rằng trong giao tiếp, cần phải có cách ứng xử phù hợp với vai xã hội của mình.