BÀI 9. KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày ít nhất hai kinh nghiệm mới bạn thu nhận được sau khi học đọc văn bản thông tin ở bài học này.
Soạn rút gọn:
Kinh nghiệm thu được sau khi học đọc văn bản thông tin:
-
Khi đọc văn bản thông tin cần chú ý những ý chính của văn bản. Điều này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về nội dung và mục tiêu của văn bản.
-
Xác định mục tiêu và đối tượng của văn bản.
Câu 2: Đọc lại văn bản Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết (Theo Hà Trang) và Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất và hậu quả (Theo Rây-cheo Ca-son) để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Đề tài Thông tin cơ bản Kiểu bố cục Loại dữ liệu sử dụng trong văn bản Thái độ của tác giả Phương tiện phi ngôn ngữ
Văn bản
Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết
Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất và hậu quả
Soạn rút gọn:
Đề tài Những dấu tích khu lò đúc đồng, khuôn đúc đồng Cổ Loa và chứng minh việc chế tạo ra “nỏ thần”. Ô nhiễm nguồn nước và nguyên nhân, hậu quả. Thông tin cơ bản - Dấu tích khu lò đúc đồng, những mũi tên bằng đá ở di tích Cổ Loa. - Chứng minh việc sáng chế ra loại nỏ bắn cùng lúc nhiều mũi tên là có thật. - Những bảo vật còn được lưu giữ ở khu Di tích Cổ Loa. Bằng chứng về sự ô nhiễm nguồn nước Hóa chất thông qua nước len lỏi vào vòng tuần hoàn của tự nhiên Ảnh hưởng của hóa chất có trong nước đến con người. Kiểu bố cục Bố cục 3 phần: + Giới thiệu + Triển khai nội dung + Kết luận Bố cục 3 phần: + Bằng chứng + Nguyên nhân + Hậu quả Loại dữ liệu sử dụng trong văn bản Dữ liệu thông tin Dữ liệu thống kê Thái độ của tác giả Bày tỏ quan điểm trực tiếp, khẳng định giá trị trường tồn và bất biến của những di vật. Thái độ tin tưởng, chân thành. Bày tỏ thái độ lo lắng, phê phán những hành động của con người tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Phương tiện phi ngôn ngữ Hình ảnh
Văn bản
Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết
Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất và hậu quả
Câu 3: Theo bạn, khi viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu, cần lưu ý những gì để thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Soạn rút gọn:
Khi viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu, cần lưu ý:
-
Trích dẫn nguồn đầy đủ, chính xác
-
Trình bày, liệt kê đúng, đủ tài liệu tham khảo
-
Không sao chép tùy ý các tài liệu không có tính xác thực
Câu 4: Để đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy cho một báo cáo nghiên cứu khoa học, người viết cần chú ý điều gì?
Soạn rút gọn:
Để đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy cho một báo cáo nghiên cứu khoa học, người viết cần chú ý:
+ Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo.
+ Trình bày các phân tích, kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.
+ Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy, sử dụng các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện tính minh bạch trong công việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có.
+ Có danh mục tài liệu tham khảo
Câu 5: Cần làm gì để bài trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học rõ ràng và thu hút người nghe? Khi nhận xét, đánh giá nội dung và bài thuyết trình của người khác, cần chú ý điều gì?
Soạn rút gọn:
Để trình bày bài báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học rõ ràng và thu hút người nghe chúng ta cần:
-
Trình bày một cách rõ ràng, rành mạch, logic, sáng tạo.
-
Các dữ liệu đưa ra cần minh bạch, chính xác.
-
Cần rõ ràng các thông tin cơ bản và thông tin chi tiết
-
Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ
-
Tương tác với khán giả.
Khi nhận xét, đánh giá nội dung bài thuyết trình của người khác, cần chú ý:
-
Xem xét, đánh giá một cách khách quan, chân thực
-
Đi vào từng vấn đề cụ thể
-
Không nhận xét lan man, dài dòng
-
Đóng góp xây dựng tích cực
Câu 6: Theo bạn, việc khám phá tự nhiên và xã hội có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người?
Soạn rút gọn:
Việc khám phá tự nhiên và xã hội có vai trò quan trọng, thiết yếu trong việc hình thành mục tiêu, lối sống của con người. Điều này sẽ giúp con người hiểu được sâu sắc những giá trị tự nhiên và học hỏi, tích lũy nhiều vốn tri thức.