ÔN TẬP PHẦN 5
Câu 1: Hãy hoàn thành bảng sau để xác định mỗi đặc điểm cấu trúc đóng góp vào việc thực hiện chức năng nào của DNA.
Giải rút gọn:
Đặc điểm cấu trúc Chức năng Đa phân gồm các đơn phân là các nucleotide A, T, G, C Mang thông tin di truyền Đặc thù về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nucleotide Đặc trưng cho loài Liên kết phosphodiester giữa các nucleotide trên một mạch Bảo đảm cấu trúc DNA bền vững Mạch kép, liên kết hydrogen giữa các base nitrogen trên hai mạch theo NTBS Truyền đạt thông tin di truyền Trình tự các nucleotide có thể biến đổi Đa dạng di truyền
Câu 2: Hãy ghép chữ cái chỉ mỗi thành phần tham gia vào quá trình biểu hiện gene phù hợp với chữ số trên hình chỉ thành phần liên quan đến dịch mã.
a. Đầu 3’ của mRNA;
b. Ribosome;
c. Anticodon;
d. tRNA;
f. bộ ba mở đầu;
g. mRNA;
h. Vi trí A;
i. Vi trí P;
e. Liên kết peptide,
k. Vị trí E.
Giải rút gọn:
1 - f 2 - g 3 - d
4 - e 5 - h 6 - c
7 - a
Câu 3: Một chủng E. coli mang đột biến làm cho trình tự nucleotide ở O (operator) thay đổi, dẫn đến protein ức chế không thể liên kết với O. Sự biểu hiện của các gene cấu trúc ở operon lac như thế nào trong điều kiện môi trường (a) không có lactose? (b) có lactose? Giải thích.
Giải rút gọn:
a) Protein ức chế không liên kết với O khiến RNA polymerase có thể liên kết và phiên mã các gen cấu trúc liên tục.
b) Protein ức chế không thể liên kết với O nên sự có mặt của lactose không ảnh hưởng đến việc phiên mã.
Câu 4: Ở thỏ, màu của mô mỡ do một gene có hai allele quy định (A và a). Màu sắc mỡ cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn của thỏ. Khi ăn theo thực đơn bình thường, allele A quy định mỡ màu trắng trội hơn allele a quy định mỡ màu vàng. Khi ăn theo thực đơn đặc biệt, thỏ có kiểu gene khác nhau về gene này đều có mỡ màu trắng. Thực hiện phép lai thỏ có kiểu gene Aa với thỏ có mỡ màu vàng. Hãy xác định tỉ lệ thỏ có mỡ vàng và thỏ có mỡ trắng ở đời lai F1 trong mỗi trường hợp sau:
a. Cho thỏ F1 ăn theo thực đơn bình thường.
b. Cho thỏ F1 ăn theo thực đơn đặc biệt.
Giải rút gọn:
a. Lai thỏ có kiểu gene Aa với thỏ có mỡ màu vàng là aa → F1: 50% Aa (trắng): 50% aa (vàng). Do khi ăn theo thực đơn bình thường, allele A quy định mỡ màu trắng trội hơn allele a quy định mỡ màu vàng.
b. Khi ăn theo thực đơn đặc biệt, thỏ đều có mỡ màu trắng → F1: 100% trắng.
Câu 5: Hai quần thể ở thế hệ ban đầu đều có tần số các kiểu gene tương ứng là 0,25 AA; 0,50 Aa; 0,25 aa. Trong đó, quần thể I gồm các cây giao phấn, quần thể II gồm các cây tự thụ phấn bắt buộc. Theo em, quần thể nào có tần số kiểu gene dị hợp tử cao hơn? Giải thích.
Giải rút gọn:
Quần thể I có tỉ lệ kiểu gene dị hợp tử cao hơn do quần thể II tự thụ phấn nên tỉ lệ kiểu gene dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.