Quan sát hình

BÀI TẬP 3: Quan sát hình bên, em hãy:

3.1. Giới thiệu một số nét chính về nhân vật trong hình.

3.2. Kể tên một số phát minh của ông. Theo em, phát minh nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Bài Làm:

3.1. Giới thiệu một số nét chính về nhân vật trong hình

- James Watt sinh ngày 19 tháng 1 năm 1736 tại GreenockRenfrewshire, một cảng biển của Firth of Clyde. Cha ông là một thợ đóng tàu, chủ tàu và là một nhà thầu khoán, còn mẹ ông – bà Agnes Muirhead thì xuất thân từ một gia đình danh giá và có học vấn đến nơi đến chốn. Cả hai đều là tín đồ của Giáo hội Trưởng lão (Presbyterian). Ông nội Watt, Thomas Watt, là một thầy giáo dạy toán và baillie cho Baron of Cartsburn. Thay vì theo tôn giáo của cha mẹ, thì ông trở thành một tín đồ tự nhiên thần giáo?.

- Watt đi học không thường xuyên và thay vào đó là được mẹ dạy tại nhà, nhưng sau đó ông theo học trường Greenock Grammar. Ông tỏ ra rất khéo tay và có năng khiếu về môn toán học trong lúc lại ớn môn tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cổ và ông miệt mài với thần thoại Scotland. 

- Khi ông 18 tuổi, mẹ ông qua đời và sức khỏe cha ông bắt đầu suy sụp. Watt đi London để học ngành thiết bị đo lường (measuring instrument) trong 1 năm, sau đó trở lại Scotland, đến Glasgow, dự tính lập một cơ sở kinh doanh sản xuất thiết bị đo lường. Tuy nhiên, vì ông không trải qua ít nhất 7 năm học việc Cơ quan quản lý thợ thủ công của Glasgow (Glasgow Guild of Hammermen) không cấp phép cho ông dù lúc đó chưa có thợ chế tạo dụng cụ cơ khí nào ở Scotland.

- Watt được các giáo sư của Đại học Glasgow cứu khỏi tình huống bế tắc này khi họ đã cho ông một cơ hội mở xưởng nhỏ trong trường này. Xưởng này được lập năm 1757 và là một trong những giáo sư của trường, là nhà vật lý và cũng là nhà hóa học Joseph Black trở thành bạn và người thầy của Watt.

- Năm 1767, Watt cưới cháu Joseph – Biller Miller và có sáu con với nhau. Miller mất trong khi sinh năm 1772. Năm 1777 ông kết hôn với Ann MacGregor, con cái của nhà nhuộm Glasgow, và có hai người con: Gregory (1777–1804) là một nhà địa chất học và khoáng vật học, và Janet (1779–1794). Ann mất năm 1832. Trong thời gian 1777 và 1790 ông sống tại Regent Place, Birmingham. 

3.2. Kể tên một số phát minh của ông. Theo em, phát minh nào là quan trọng nhất? Vì sao?

- Động cơ hơi nước NewcomenLà một kỹ sư cơ khí được kính trọng, James Watt đã có mối quan hệ tại Đại học Glasgow. Họ cần sửa chữa động cơ hơi nước Newcomen và nhờ James Watt sửa cho họ. Khi làm việc trên động cơ này, ông nhận ra rằng các thiết kế hiện tại đã lãng phí quá nhiều năng lượng. Watt đã nâng cao thiết kế bằng cách thêm một bình ngưng tụ riêng biệt để ngăn lãng phí năng lượng, giúp máy hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả hơn nhiều.

- Mã lực: James Watt là người đã phát triển khái niệm "mã lực" và để tôn vinh những phát minh của ông, đơn vị SI cho công suất, Watt, đã được đặt theo tên ông.

- Máy sao chép: Một phát minh chính khác của James Watt là máy sao chép. Vào thời điểm đó, vào những năm 1780, không có cách nào để tạo ra các bản sao chính xác của bản vẽ hoặc chữ cái một cách hiệu quả mà không làm bằng tay hoặc bằng cách sử dụng các bút liên kết trên nhiều mảnh giấy. James Watt đã tạo ra một cách để tạo bản sao, bằng cách chuyển mực từ phần trước của bản gốc sang mặt sau của một tờ giấy khác (nhờ đó nó được sao y bản chính) và ông cũng đã phát triển một máy ép để thực hiện việc chuyển một cách hiệu quả. Phát minh của ông là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của máy sao chép.

* Những đóng góp của máy hơi nước trong xã hội:

- Từ khi máy hơi nước xuất hiện đã có một tác dụng to lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp. Trước khi có máy hơi nước, mặc dù một số người dân đã biết sử dụng sức gió và sức nước nhưng động lực chủ yếu vẫn là sức lực của con người. Từ khi có máy hơi nước thì loài người đã thoát ra khỏi sự hạn chế đó.

- Ngoài việc dùng làm nguồn năng lượng cho các công xưởng, máy hơi nước còn được ứng dụng trong giao thông vận tải. Sự ứng dụng rộng rãi máy hơi nước đã ảnh hưởng đến cuộc cách mạng phương tiện giao thông ở nước Anh. Năm 1814, kiến trúc sư người Anh George Stephenson chế tạo thành công xe lửa chạy bằng hơi nước. Stephen đã được suy tôn là "Cha đẻ của đầu máy xe lửa".

- Sự cải tiến giao thông đường thủy là đóng những chiếc tàu có thể lắp được máy hơi nước làm động lực. Ngày 19 tháng 8 năm 1807, một nhà phát minh người Mỹ là Fulton đã thiết kế một chiếc tàu chờ khách chạy bằng hơi nước chạy thử thành công trên sông Hudson, đồng thời đã mở ra những chuyến chạy định kỳ từ New York đến Albania

 

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kỳ cận đại

BÀI TẬP 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 11 dưới đây

Câu 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở đâu?

A. Anh. C. Pháp.

B. Đức. D. Mỹ.

Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng điều kiện ở nước Anh khi tiến hành cách mạng công nghiệp?

A. Tình hình chính trị ổn định từ sau cách mạng tư sản.

B. Nước Anh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

C. Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ dồi dào.

D. Xuất hiện nhiều công trường thủ công ở các thành thị.

Câu 3. Phong trào 'rào đất cướp ruộng" dùng đề chỉ hiện tượng gì?

A. Tranh giành ruộng đất giữa các lãnh chúa phong kiến.

B. Nông nô đấu tranh bảo vệ ruộng đất của mình.

C. Quý tộc phong kiến thôn tính ruộng đất của nhau.

D. Quý tộc phong kiến tước đoạt ruộng đất của nông nô đề chăn nuôi cừu.

Câu 4. Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là

A. máy kéo sợi, máy dệt, máy hơi nước, đầu máy xe lửa.

B. máy dệt, máy kéo sợi, máy hơi nước, máy bay.

C. máy dệt, máy kéo sợi, ô tô, máy hơi nước.

D. máy dệt, máy hơi nước, tàu thuỷ, điện thoại.

Câu 5. Giêm Oát là người đã phát minh ra

A. con thon bay. C. máy hơi nước.

B. máy dệt. D. đâu máy xe lửa.

Câu 6. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra mạnh mẽ ở các nước nào?

A. Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản.

B. Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc.

C. Đức, Án Độ, Mỹ, Trung Quốc.

D. Anh, Mỹ, Nga, Nhật.

Câu 7. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?

A. Máy hơi nước, điện thoại, điện, ô tô.

B. Điện, điện thoại, ô tô, máy bay.

C. Ô tô, máy bay, máy tính, internet.

D. Điện thoại, điện, ô tô, tàu hoả.

Câu 8. Tô-mát Ê-đi-xơn là người đã phát minh ra

A. bóng đèn sợi đốt trong. C. vô tuyến điện.

B. dòng điện xoay chiều. D. điện thoại.

Câu 9. “Ông vua” xe hơi nước Mỹ là ai?

A. Gu-li-ê-li-nô Mác-cô-ni.

B. Hen-ri Pho.

C. Ni-cô-la Tét-la.

D. Mai-cơn Pha-ra-đây.

Câu 10. Ai là người đã phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim?

A. A-lếch-xan-đơ Gra-ham Beo.

B. Hen-ri Bê-sê-mơ.

C. Mai-cơn Pha-ra-đây.

D. Anh em nhà Rai.

Câu 11: Cách mạng công nghiệp thời kỳ cận đại không có những tác động nào sau đây?

A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.

B. Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị.

C. Gây ô nhiễm môi trường, bóc lột phụ nữ, trẻ em, xâm chiếm thuộc địa.

D. Thúc đẩy toàn cầu hoá, tự động hoá, thương mại điện tử, tự do thông tin. 

Xem lời giải

BÀI TẬP 2: Ghép hình ảnh và ô chữ cho đúng

2.1. Ghép các hình ảnh ở bên trái với ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử. 

2.2. Ghép thành tựu ở cột bên trái với mốc thời gian phù hợp ở cột bên phải

Xem lời giải

BÀI TẬP 4. Bằng quan sát của bản thân, em hãy cho biết thường ngày em sử dụng những thiết bị nào có dùng đến nguồn điện? Hãy viết một đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của em về giả thuyết: Nếu như hiện nay, các nhà khoa học, kĩ thuật vẫn chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao?

Xem lời giải

BÀI TẬP 5. Có ý kiến cho rằng: những thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít tác động tiêu cực, thậm chí gây ra các thảm hoạ cho nhân loại. Em có đồng ý với ý kiến này không? Hãy lấy ví dụ để chứng minh cho quan điểm của mình.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập