1. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐÔI VỚI MÔI TRƯỜNG
Tìm hiểu tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển xã hội
Câu hỏi 1: Quan sát Hình 51.1, hãy cho biết những hoạt động của con người trong thời kì nguyên thủy.
Câu hỏi 2: Việc đốt rừng của người nguyên thủy đã gây ra hậu quả gì đối với tự nhiên.
Câu hỏi 3: Đọc đoạn thông tin và quan sát Hình 51.2, hãy cho ví dụ về hoạt động của con người có tác động tới môi trường trong xã hội nông nghiệp bằng cách hoàn thành bảng dưới đây.
Hoạt động |
Tác động tới môi trường |
? |
? |
? |
? |
Câu hỏi 4: Đọc đoạn thông tin và quan sát Hình 51.3, hoàn thành các bảng sau về sự tác động của con người đến môi trường trong xã hội công nghiệp.
Tác động tích cực |
|
Hoạt động |
Vai trò |
? |
? |
? |
? |
Tác động tiêu cực |
|
Hoạt động |
Hậu quả |
? |
? |
? |
? |
Câu hỏi luyện tập 1:
Vì sao sự phát triển của xã hội nông nghiệp vừa gây suy giảm, vừa làm tăng sự đa dạng sinh học?
Vì sao sự ra đời của máy móc lại tác động mạnh mẽ đến môi trường sống?
Bài Làm:
Câu hỏi 1:
Hoạt động của con người trong thời kì nguyên thủy: Chủ yếu là săn bắt, hái lượm; biết sử dụng công cụ bằng đá để chặt cây, làm vũ khí tự vệ hay săn bắt thú rừng. Bên cạnh đó, người nguyên thủy còn biết dùng lửa để phục vụ đời sống.
Câu hỏi 2:
Hậu quả việc đốt rừng của người nguyên thủy đối với tự nhiên: Việc đốt rừng của người nguyên thủy đã làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn bị phá hủy. Từ đó dẫn tới:
- Làm mất đi nguồn thức ăn, nơi ở của nhiều sinh vật → Làm phá hủy và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, làm mất đa dạng sinh học.
- Làm gia tăng lượng khí CO2, khói bụi,… trong không khí → Dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Làm mất độ che phủ và giữ đất → Gây ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, giảm lượng nước ngầm,…
Câu hỏi 3:
Hoạt động |
Tác động tới môi trường |
Chặt phá, đốt rừng để lấy đất canh tác, chăn thả gia súc |
Làm mất rừng → Gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên như làm suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất, nước,… |
Cày xới đất canh tác |
Làm thay đổi cấu trúc của đất → Nhiều vùng đất bị khô nhanh chóng, tăng nguy cơ xói mòn và suy giảm độ màu mỡ. |
Định cư tại một khu vực nhất định |
Rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp → Làm thay đổi kết cấu đất, giảm sự đa dạng sinh học, môi trường bị suy thoái do các hoạt động của con người. |
Thuần hóa cây dại, thú hoang thành cây trồng, vật nuôi |
Đem lại lợi ích là hình thành các hệ sinh thái trồng trọt, tích lũy nhiều giống cây trồng và vật nuôi. |
Câu hỏi 4:
Tác động tích cực |
|
Hoạt động |
Vai trò |
Lai tạo và nhân giống nhiều giống vật nuôi, cây trồng |
Giúp tạo ra nhiều loài vật nuôi và cây trồng mới, góp phần bảo tồn các nguồn gene quý. |
Cơ giới hóa nền nông nghiệp |
Giúp hình thành nhiều hệ sinh thái trồng trọt lớn. |
Sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật |
Tăng sản lượng lương thực và khống chế được nhiều loại dịch bệnh |
Thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường như hạn chế dân số phát triển quá nhanh, phục hồi rừng,… |
Giúp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên, hạn chế tình trạng suy thoái môi trường. |
Tác động tiêu cực |
|
Hoạt động |
Hậu quả |
Xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị hóa |
Rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất → Làm thay đổi kết cấu đất; giảm sự đa dạng sinh học; môi trường bị suy thoái do khí thải, rác thải,… |
Khai thác khoáng sản và khai thác rừng bừa bãi |
Phá hủy nhiều diện tích rừng trên Trái Đất; suy thoái hệ sinh thái tự nhiên. |
Xả thải rác thải, chất gây ô nhiễm vào môi trường |
Gây ô nhiễm môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí) và suy giảm đa dạng sinh học. |
Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật quá mức |
Gây ô nhiễm môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí) và suy giảm đa dạng sinh học. |
Câu hỏi luyện tập 1:
Sự phát triển của xã nội nông nghiệp vừa gây suy giảm, vừa làm tăng sự đa dạng sinh học vì:
- Các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của con người dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng; hoạt động cày xới đất góp phần làm thay đổi kết cấu đất và nước tầng mặt, khiến nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ, … → Gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên như làm suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất, nước,…
- Bên cạnh đó, hoạt động thuần hóa cây dại, thú hoang thành cây trồng, vật nuôi của con người thời kì nông nghiệp đem lại lợi ích là tích lũy thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt → Giúp làm tăng sự đa dạng sinh học.
Sự ra đời của máy móc tác động mạnh mẽ đến môi trường sống vì: Sự ra đời của máy móc đã tạo điều kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Nhờ hình thức sản xuất bằng máy móc, nền nông nghiệp được cơ giới hóa; các ngành công nghiệp khai khoáng phát triển; hình thành nhiều nhà máy, đô thị hóa lớn;… Điều này dẫn đến môi trường sống bị tác động mạnh mẽ do sự gia tăng các loại khí thải và rác thải, diện tích rừng bị thu hẹp,…