Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Đề bài: Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ  người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Bài Làm:

Nguyễn Tuân được coi là một trong những tác giả lớn người đã có những đóng góp vô cùng tích cực cho nền văn học Việt Nam. Cả cuộc đời Nguyễn Tuân ông miệt mài đi tìm cái đẹp và khát khao cháy bỏng tạo nên những điều chưa từng có trong thực tế. Và đến đây người ta không thể nào quên cảnh cho chữ được tác giả tái hiện trong tác phẩm “Chữ người tử tù”. Nó đã đưa Nguyễn Tuân trở thành một bậc thầy trong việc xây dựng tình huống truyện.

Cảnh cho chữ được nhắc đến ở cuối tác phẩm khi mà tâm trạng của viên quản ngục thầy thơ lại đang vô cùng rối ren. Họ phải đối diện với sự thật là ông Huấn Cao sắp phải hành hình.  Và chính tình huống này được coi như việc cởi nút thắt tháo gỡ những băn khoăn của người đọc đồng thời nó đã bộc lộ một giá trị vô cùng lớn lao của tác phẩm.

Sau khi nhận được công văn về việc Huấn Cao cùng đồng bọn phản nghịch sẽ bị xử tử, viên quản ngục lấy làm xót xa ông mang chuyện kể lại với thầy thơ lại. Nghe xong, thầy thơ lại đã chạy xuống buồng giam để tỏ rõ nỗi lòng với Huấn Cao. Và cũng chính đêm hôm ấy, dưới một khung cảnh chưa từng có trong lịch sử một việc chưa từng có đã diễn ra. Nơi ngục giam đầy u tối với lập lòe ngọn đèo dầu leo lét người ta thấy một người tử tù cổ đeo gông, chân mang xiềng ung dung đĩnh đạc thả hồn vào từng nét chữ trên dải lụa trắng. Trong sự khúm núm của những viên quản ngục, thầy thơ lại. Đến đây ta bắt gặp hai thứ vô cùng đối lập đó chính là sự thanh tao của nghệ thuật và sự đen tối dơ  bẩn của chế độ cũ. Tưởng chừng nó không thể xuất hiện cùng nhau nhưng lại hòa quyện trong một khung cảnh hết sức “bất ngờ” và đầy rẫy éo le.

Đêm hôm ấy có lẽ là đêm cuối cùng của người tử tù Huấn Cao và cảnh cho chữ cũng là những giây phút cuối cùng của cuộc đời ông. Hai con người ở hai thái cực khác nhau của xã hội một bên đại diện cho pháp luật, một bên là tử tù thế nhưng cuối cùng họ đã gặp nhau và đồng cảm với nhau trên bình diện nghệ thuật. Nhà văn vô cùng sáng tạo khi đã tạo nên một tình huống truyện đầy éo le, đầy rẫy sự tương phản. Mà dường như bóng tối, sự dơ bẩn của nhà tù phong kiến thực dân không thể làm làm lu bờ đi sự thiện lương trong con người. Nói cách khác thì cái đẹp nghệ thuật đã chiến thắng tất cả những xấu xa những định kiến của xã hội. Thế mới thấy, nghệ thuật có sức mạnh lớn lao đến nhường nào nó có thể xóa nhòa mọi ranh giới, mọi khoảng cách để người và người đến gần nhau hơn. Nghệ thuật chính là cảnh giới cao nhất của cuộc sống mà con người muốn hướng đến, ở đó không có thứ bậc, không có sang hèn chỉ có tâm hồn đồng cảm mà thôi.

Sau khi cho chữ xong Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục nên về quê để tránh xa chốn dơ bẩn này vì bởi lẽ “chỗ này không hợp với ông đâu”. Có lẽ Huấn Cao bằng cái tài của một bậc hiền triết cũng đủ hiểu được viên quản ngục là người thế nào. Vì thế ông mới bảo họ tránh xa nơi này ra. Muốn chơi chữ thì phải giữ được thiên lương. Ở trong một môi trường đầy rẫy sự cám dỗ và cái ác thì cái đẹp không thể bền vững và tồn tại được. Cái đẹp có thể nảy sinh từ chốn tối tăm, từ những thứ trái nghịch nhưng nó không thể song song tồn tại với nhau. Thú chơi chữ cũng vậy nó không chỉ thể hiện qua nét mực mà còn phải cảm nhận bằng chính sự rung cảm sâu sắc bên trong của mỗi người. Cái gốc của việc chơi chữ chính là cái thiện và lối sống văn hóa.

Trước những lời khuyên của Huấn Cao, viên quản ngục chỉ biết chắp tay và chảy nước mắt nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Bằng chính sức mạnh của tình người, của sự thiện lương của một con người xuất chúng tài ba Huấn Cao đã “cứu vớt” một linh hồn trong đóng bùn lầy của cái ác. Trên con đường đi tìm cái chết của mình Huấn Cao đã gieo mầm cđể những con người lạc lối như thầy thơ lại viên quản ngục trỗi dậy. Và cũng vì lẽ đó hình tượng của người anh hùng càng trở nên lớn lao hơn bao giờ hết. Nó khẳng định một điều bất diệt đó chính là dù ở bất cứ đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào thì con người luôn khát khao đến sự chân thiện mĩ.

Bàn về nghệ thuật trước cách mạng có người cho rằng Nguyễn Tuân chính là một nhà văn theo tư tưởng duy mỹ tức là ông chỉ chăm chăm đi tìm kiếm cái đẹp. Thế nhưng đặt trong hoàn cảnh tác phẩm này thì quan điểm đó có vẻ sai lầm. Vì trong tác phẩm chữ người tử tù mà đặc biệt trong cảnh cho chữ này Nguyễn Tuân không chỉ tôn sùng cái đẹp mà còn nhấn mạnh cái đẹp bao giờ cũng đi liền với đạo đức với sự thiện lương. Và viên quản ngục thầy thơ lại chính là những thanh âm trong trẻo trong cái bản nhạc đầy xô bồ đó. Đồng thời cũng thể hiện một tình yêu nước bất diệt căm ghét bọn thống trị và ca ngợi những con người có tài có tâm như Huấn Cao và viên quản ngục.

Chữ người tử tù được xem như một bài ca bất diệt về tài năng nhân cách của con người và sức sống bền bỉ của nghệ thuật. Những dòng chữ của Huấn Cao như một sự gieo mầm của sự sống, gieo mầm cho nhân cách và nó sẽ được tiếp nối mãi cho đến sau này. Nguyễn Tuân đã sử dụng những câu văn, hình ảnh vô cùng chậm rãi giàu sức gợi như một đoạn phim quay chậm để tái hiện một tình huống truyện đầy bi đát. Ngôn ngữ điêu luyện nhưng chân thực, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật từ đó tái hiện lên một cảnh tượng khiến nhiều người suy ngẫm.

 Có thể nói cảnh cho chữ trong thiên phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyên Tuân chính là một tình huống vô cùng đắt giá. Nó chính là bài ca ca ngợi sự tài hoa của những con người nghĩa khí, cho sự bất diệt của nghệ thuật. Đồng thời cũng ngầm khẳng định cái đẹp nghệ thuật có sức mạnh lớn lao. Có thể cảm hóa được những điều xấu xa của cuộc đời.

 

=> Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì ConKec có dàn ý để các bạn dễ viết bài.

 1. Mở bài

Giới thiệu về Nguyễn Tuân và tình huống truyện vô cùng đắt giá cảnh cho chữ giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Khẳng định Nguyễn Tuân chính là bậc thầy trong việc xây dựng tình huống truyện….

2. Thân bài

a. Cảnh cho chữ chính là một việc xưa nay chưa từng có

  • Trong một tình huống vô cùng éo le: nhà tù thực dân xung quanh là cái ác và một bên là cái đẹp của nhân cách thiện lương. Qua đó khẳng định cái đẹp bao giờ cũng chiến thắng sự tù túng và xấu xa…
  •  Thời gian vào lúc đêm khuya trong ánh đèn leo lét của ngục tù…. Trong một không gian tù túng, chật hẹp của nhà tù ba cái đầu người đang chăm chú vào tấm lụa bạch…. Cái ánh sáng leo lét đó mang một dụng ý nghệ thuật lớn lao …
  •  Ở đây không chỉ có sự đối lập ánh sáng bóng tối theo ý nghĩa vật lí mà còn sâu xa là chứa đựng sự đối lập giữa nhân sinh. Và nó có ý nghĩa cảm hóa đưa con người về đúng giá trị hoàn cảnh của nó.

 b. Khẳng định cái đẹp bao giờ cũng chiến thắng cái ác và sự phàm 

  •  Phàm tục dơ bản chính là chốn tù ngục, trong một không gian đầy rẫy phân chuột, phân gián…. Cái đẹp cao thượng chính là màu trắng của tấm lụa, thơm của nghiên mực….Nó tượng trưng cho nhân cách của con người thanh cao và thuần khiết.
  • Sự đối lập ấy nhằm khẳng định sự bất bại của cái đẹp nghệ thuật và sự trường tồn của nó trong mọi hoàn cảnh. Dường như nó đã vượt lên cả những sự tù túng tối tăm nơi trại giam.

 c. Nghệ thuật không thể tồn tại song hành cùng cái ác và hướng con người đến chân thiện mỹ

  • Tình huống thay đổi thứ tự bị hoán đổi: viên quản ngục khúm núm còn ông Huấn Cao đĩnh đạc. Cho thấy cái đẹp bao giờ cũng ở phía trên….
  • Nghệ thuật có chức năng cảm hóa và hướng con người đến những cái đẹp chân thiện mỹ. Đưa ông quản ngục trở về đúng hoàn cảnh của mình rời xa chốn quan trường nhiễu nhen này…. Lời khuyên của ông Huấn “ chỗ này không hợp với ông”….

 3. Kết bài

Khẳng định lại tình huống truyện đắt giá… Và cái tài của Nguyễn Tuân

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Chữ người tử tù

Câu 1: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1 

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1

Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1

Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến cho Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?

Xem lời giải

Câu 4: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1

Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả lại coi đây là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có"?

Xem lời giải

Câu 5: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1

Anh (chị) có những nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù?

Xem lời giải

Luyện tập

Bài tập: Trang 115 sgk ngữ văn 11 tập 1

Anh ( chị ) hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người  tử tù

Xem lời giải

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Xem lời giải

Tóm tắt truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Chữ người tử tù"?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.