Nội dung chính bài Chữ người tử tù

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Chữ người tử tù"?

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 - 1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tác phẩm: Truyện ngắn "Chữ người tử tù" lúc đầu có tên là "Dòng chữ cuối cùng", in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn và sau đó được tuyển in trong tâp truyện "Vang bóng một thời" và đổi tên thành "Chữ người tử tù."

2. Phân tích văn bản

a. Tình huống truyện:

  • Tình huống truyện: sự tương ngộ của Huấn Cao và viên quản ngục, diễn ra nơi tù ngục.
  • Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp Huấn Cao; làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục; thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.

b. Hình tượng Huấn Cao:

  • Huấn Cao là một người tài hoa nghệ sĩ:
  • Huấn Cao có tài viết chữ đẹp: được thể hiện gián tiếp qua những lời nói, thái độ, và hành động trầm trồ, ngưỡng mộ của quản ngục và thơ lại. Ca ngợi tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm tư tưởng và nghệ thuật của mình: kính trọng và ngưỡng mộ những bậc tài hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của cha ông.
  • Huấn Cao là một người có khí phách hiên ngang, bất khuất, khí phách của một nhà nho tiết tháo.
  • Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả (cái tâm).
  • Tóm lại: Huấn Cao không những hiện ra như một nghệ sĩ tài hoa mà còn là hiện thân của phẩm tiết, có “cái tâm” của một kẻ sĩ.

c. Nhân vật viên quản ngục:

  • Quản ngục là người khát khao hưởng thụ cái đẹp, ngưỡng mộ người tài
  • Quản ngục là người có nhân cách cao đẹp:
    • Phải là người có nhân cách cao đẹp mới trọng người tài và ngưỡng mộ cái đẹp đến thế.
    • Nhân cách cao đẹp của viên quản ngục bộc lộ thật cảm động trong cảnh cho chữ.

d. Cảnh cho chữ:

  • Cảnh cho chữ và xin chữ diễn ra nơi buồng giam tối tăm chật hẹp.
  • Đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, bởi vì:
    • Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp. Cái đẹp được sản sinh ngay trong lòng cái xấu, cái cao cả lại tỏa sáng ở nơi cái ác đang ngự trị.
    • Người nghệ sĩ tài hoa say mê tô từng nét chữ là một kẻ tử tù, người xin chữ là viên quản ngục.
    • Trật tự kỉ cương trong nhà tù bị đảo lộn hoàn toàn: Từ nhân trở thành người ban phát cái đẹp; còn ngục quan thì khúm núm vái lạy tù nhân. à Cái đẹp luôn chiến thắng cái xấu xa, cái thiện luôn chiến thắng cái ác...

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Tóm tắt nội dung

Huấn Cao là một tử tù do chống lại triều đình, ngoài ra ông còn là một nhà nho tài hoa nhất là tài "bẻ khóa và vượt ngục". Trước khi bị xử tử, Huấn Cao bị giải đến nhà ngục nơi có viên quản ngục và thầy thơ lại - những người rất yêu mến cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Trong những ngày bị giam ở đây, Huấn Cao được viên quản ngục và thầy thơ lại đối đãi rất tốt. Khi viên quản ngục nhận đc tin ngày xử tử Huấn Cao đã tới gần, ông liền cùng thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tâm nguyện là xin Huấn Cao cho chữ. Huấn Cao vì cảm mến thái độ "biệt nhỡn nhân tài" và tấm lòng yêu cái đẹp của viên quản ngục nên đã đồng ý cho chữ. Vào buổi tối trước ngày Huấn Cao bị xử tử, ở trong nhà lao tỉnh Sơn đã xảy ra một chuyện "trước nay chưa từng có", đó là cảnh Huấn Cao - một tử tù trên mình đầy xiềng xích đang thỏa chí phóng từng nét bút trên tấm lụa trắng, bên cạnh là viên quản ngục và thầy thơ lại "run rẩy", "khúm núm". Sau khi đã cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên hai người nên tìm về nơi thôn dã bởi tấm lòng yêu cái đẹp của họ không thích hợp cho cuộc sống ở nơi hỗn loạn, rối ren như nhà ngục. Những lời khuyên đó của Huấn Cao đã làm viên quản ngục nghẹn ngào lạy tạ.

2. Phân tích chi tiết tác phẩm

a. Tình huống truyện

Tình huống truyện xoay quanh ba nhân vật là Huấn Cao - viên quản ngục - thầy thơ lại. Đây được coi là một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Huấn Cao được coi là "đại nghịch bất đạo", chống lại triều đình, kẻ mang trọng tội phải chết. Viên quản ngục và thầy thơ là đại diện cho tầng lớp thống trị, giữ gìn trật tự xã hội. Dù ở hai hoàn cảnh khác nhau nhưng họ lại gặp nhau ở một tâm hồn nghệ sĩ, một tình yêu với cái đẹp. Tác giả đặt những nhân vật này ở một cuộc gặp gỡ đặc biệt - nơi ngục tù tối tăm để làm nổi bật hơn phẩm chất của từng nhân vật.

b. Nhân vật Huấn Cao 

  • Huấn Cao là nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Người có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. Tác giả thể hiện rõ niềm tự hào về nghệ thuật thư pháp của nước nhà, truyền thống văn hóa dân tộc và tấm lòng trân trọng, ngưỡng mộ người tài.
  • Huấn Cao có một nhân cách, một thiên lương cao cả. Chi tiết đề cao tinh thần trọng nghĩa khinh lợi của nhân vật: "Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ". Nhưng khi biết được tấm lòng viên quản ngục, Huấn Cao đã nhận lời cho chữ. chứng tỏ ông chỉ cho những người biết trọng cái tài và quý cái đẹp. Câu nói của Huấn Cao: "Ta cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài…Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ" thể hiện sự trân trọng những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
  • Huấn Cao là một con người có khí phách hiên ngang bất khuất, là thủ lĩnh trong phong trào chống lại triều đình. Ngay khi đặt chân vào ngục ông đã không thèm để ý, không thèm chấp câu nói của tên lính, thản nhiên rũ rệp trên thang gông thể hiện một khí phách, tiết tháo. Khi được viên quản ngục biệt đãi, Huấn Cao "thản nhiên nhận rượu thịt" như "việc vẫn làm trong hứng bình sinh". Một phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết. Chi tiết ông trả lời viên quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều thể hiện không quỵ lụy trước cường quyền, khí phách của một anh hùng.
  • Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã bộ lộ quan niệm về cái đẹp. Huấn Cao không chỉ có tài mà còn có tâm, tấm lòng yêu quý cái thiện, cảm động trước "thiên lương" của viên quan ngục, biết sợ việc thiếu chút nữa mình "phụ một tấm lòng trong thiên hạ". Đó là hai mặt thống nhất trong một nhân cách lớn. Như vậy trong quan điểm của Nguyễn Tuân cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện. 

c. Nhân vật viên quản ngục

  • Quản ngục là một người khao khát cái đẹp, ngưỡng mộ người tài. Chưa gặp Huấn Cao nhưng đã đem lòng ngưỡng mộ, có một ước mơ là được treo chữ Huấn cao viết trong nhà. Khi nghe tin ngày mai Huấn Cao bị hành hình, ông đã hết sức lo lắng, không thể giáp mặt người tù vì nhân cách hai người quá xa cách. Quản ngục đã dùng thịt rượu để biệt đãi Huấn Cao, khi bị người tử tù mắng vẫn lễ phép xin lui. Không thể xin được chữ vị này thì quản ngục ân hận cả đời. Đây là bi kịch cao quý được Nguyễn Tuân cảm nhận trên phương diện nghệ thuật. 
  • Quản ngục là người có nhân cách cao đẹp. Quản ngục dù là đại diện cho giai cấp phản diện nhưng lại có một ngoại hình và tính cách khác hoàn toàn với hình ảnh của các tay sai khác. Ông đối xử với Huấn Cao không phải là vai trò của một quản ngục với người tử tù mà là tấm lòng ngưỡng mộ của người thường với một vị anh hùng tài tử. Chính nhân cách cao quý của ngục quan đã làm cho Huấn Cao xúc động và quý trọng. Cảnh cho chữ diễn ra trong phòng giam là sự kì ngộ giữa khách ành hùng với kẻ biệt nhỡn liên tài. Trước cái đẹp thư pháp, ngục quan đã thành tri âm, tri kỉ của tử tù. 
  • Khi nghe lời khuyên của Huấn Cao, ngục quan vái một vái và nói qua dòng nước mắt: "kẻ mê muội này xin bái lĩnh" thể hiện vẻ đẹp tâm hồn trong sáng giữa hoàn cảnh hỗn loạn tăm tối. 

d. Cảnh cho chữ

  • Ở đây người cho chữ lại là một tên "phản nghịch bất đạo", một tử tù ngày mai sẽ phải ra pháp trường. Người đi xin chữ lại là viên quản ngục đang được giao nhiệm vụ giữ gìn phép nước. Kẻ đi xin chữ lại làm nghề "nhem nhuốc" thích thú vui tao nhã là chơi chữ. Kẻ "làm giặc" lại văn võ song toàn, chữ viết vừa đẹp lại vừa nhanh.
  • Khác với những cảnh cho chữ thường thấy, cho chữ ở nơi sáng sủa, sạch sẽ, giữa thanh thiên bạch nhật. Việc cho chữ ở đây lại diễn ra ở nơi ngục tù hồn loạn, tối tăm, lạnh lẽo, có cả thứ ô uế như phân chuột phân gián ở khắp nơi. Tương phản với cái tối tăm ấy là hình ảnh ngọn đuốc rực sáng, tấm lụa bạch trắng tinh còn nguyên vẹn hồ, mùi chầu mực bốc lên. Người tử tù cổ đeo gông đang viết những nét chữ tuyệt tác. Ngục quan đang khúm núm ở bên cạnh. Đỉnh điểm là cảnh viên cai ngục vái Huấn Cao một vái và thành tâm nhận lời khuyên của ông. Chi tiết mang một ý nghĩa sâu sắc: người nghệ sĩ có thể bị hãm hại nhưng nghệ thuật được sáng tạo ra mãi mãi bất khuất trong lòng người.   

3. Tổng kết:

  • Nội dung: Truyện ngắn khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao - một con người tài hoa, có tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó khẳng định tình yêu với cái đẹp của tác giả. 
  • Nghệ thuật: Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc; sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản; xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – người hội tụ nhiều vẻ đẹp; ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
  • Ý nghĩa: “Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng đối với cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Chữ người tử tù

Câu 1: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1 

Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1

Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1

Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến cho Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?

Xem lời giải

Câu 4: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1

Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả lại coi đây là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có"?

Xem lời giải

Câu 5: Trang 114 sgk ngữ văn 11 tập 1

Anh (chị) có những nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù?

Xem lời giải

Luyện tập

Bài tập: Trang 115 sgk ngữ văn 11 tập 1

Anh ( chị ) hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người  tử tù

Xem lời giải

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Xem lời giải

Tóm tắt truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Xem lời giải

Đề bài: Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ  người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.