Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " tóm tắt văn bản nghị luận ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.
Bài Làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo mục đích định trước.
- Thông qua việc tóm tắt, người đọc có thể nắm chắc các thao tác đọc văn bản, có dịp rèn luyện tư duy và các diễn đạt.
B. Nội dung chính cụ thể
I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
1. Mục đích
- Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo mục đích định trước.
- Thông qua việc tóm tắt, người đọc có thể nắm chắc các thao tác đọc văn bản, có dịp rèn luyện tư duy và các diễn đạt.
2. Yêu cầu
- Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc. Không được xuyên tạc hoặc thêm bớt.
- Diễn đạt ngắn gọn xúc tích, loại bỏ những nội dung không phù hợp với mục đích tóm tắt văn bản.
II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận
Bước 1: Xác định vấn đề và mục đích nghị luận
Bước 2: Tìm các luận điểm trong văn bản trên
Bước 3: Tóm tắt văn bản bằng ba câU.
III- Luyện tập
Ví dụ: Một thời đại thi ca của Hoài Thanh
- Chủ đề văn bản: Tinh thần thơ mới.
- Mục đích: khắc họa tinh thần thơ Mới là sự cách tân về thơ, từ "cái ta "chuyển sang "cái tôi" đầy màu sắc cá nhân,là tình yêu tha thiết tiếng Việt.
- Phần mở bài: Câu đầu "Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần Thơ mới".
- Phần thân bài:
- Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ Mới và xác định cách tiếp cận đúng đắncần phải có.
- Những biểu hiện của "cái tôi" cá nhân trong thơ Mới, "cái tôi" buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người.
- Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt.
- Phần Kết bài: Nhấn mạnh tinh thần thơ mới.