Nội dung chính bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

 1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm

  • Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam, trong đó có tầng lớp học sinh – sinh viên, những người thương xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu và trong các hoạt động nghề nghiệp sau này. Đó chính là trách nhiệm đối với tiếng mẹ đẻ của mình. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khi nói hoặc viết cần thực hiện được những yêu cầu sau:

B. Nội dung chính cụ thể

  • Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam, trong đó có tầng lớp học sinh – sinh viên, những người thương xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu và trong các hoạt động nghề nghiệp sau này. 
    • Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt.
    • Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, sao cho lời nói thích hợp với các nhân tố giao tiếp và đạt được hiệu quả cao nhất.
    • Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp và về các đặc điểm phong cách.
    • Cần tránh những câu nói thô tục, kệch cỡm, tránh những yếu tố pha tạp, lai căng, tuy rằng vẫn cần tiếp nhận những từ ngữ hoặc cách diễn đạt có giá trị tích cực của ngôn ngữ khác.
  • Muốn đạt được sự trong sáng của tiếng việt, mỗi cá nhân cần có tình cảm quý trọng, có hiểu biết về tiếng Việt, có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực, các quy tắc chung, sao cho lời nói vừa đúng, vừa hay, đạt được mức độ “lời hay, ý đẹp” và vừa có văn hóa.

Ví dụ: Các từ ngữ Nguyễn Du và Hoài Thanh nói về các nhân vật rất chuẩn xác vì miêu tả đúng diện mạo hoặc lột tả được tính cách nhân vật. 

  • Kim Trọng: rất mực chung tình
  • Thuý Vân: cô em gái ngoan
  • Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
  • Thúc Sinh: sợ vợ

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)

Câu 1(Trang 44 – SGK) Chọn câu văn trong sáng trong những câu sau và phân tích sự trong sáng đó:
a. Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
b. Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
c. Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
d. Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn

Xem lời giải

Câu 2 (Trang 45 – SGK) Hãy đọc lời quảng cáo sau đây và cho biết từ nước ngoài nào không cần thiết sử dụng vì đã có từ tiếng việt có ý nghĩa và sắc thái biểu cảm thích hợp với nội dung cần biểu đạt.

Bạn chờ đợi gì trong ngày lễ Tình nhân – một ngày hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau và luôn mong muốn mang đến cho nhau những gì ngọt ngào nhất?
Ca sĩ V tiết lộ: :Tôi là con người dễ thương và lãng mạn, hiện tại tôi cũng yêu như thế”. Vậy lãng mạn trong ngày Valentine của chàng hoàng tử này sẽ như thế nào?
Còn ca sĩ T vẫn luôn mơ về một chàng “bạch mã hoàng tử”, vậy nàng mong chờ chàng hoàng tử của mình sẽ ra sao trong ngày Tình yêu?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 12 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 12 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.