Cấu trúc của ti thể và lục lạp phù hợp với chức năng của chúng như thế nào? So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp...

DÙNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Cấu trúc của ti thể và lục lạp phù hợp với chức năng của chúng như thế nào?

2. So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp. Hai bào quan này có mối quan hệ như thế nào trong quá trình chuyển hoá năng lượng ở tế bào thực vật?

3. Trong tế bào, ti thể và lục lạp mới được tạo ra bằng cách nào? Vì sao ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình?

4. Trong các tế bào sau, tế bào nào có nhiều ti thể hơn? Vì sao?

a) Tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây.

b) Tế bào cơ tim, tế bào gan, tế bào thận, tế bào dạ dày.

Bài Làm:

1. Sự phù hợp của cấu trúc của ti thể và lục lạp với chức năng của chúng:

  •  Ti thể:

- Cấu trúc có màng kép:

+ Lớp màng ngoài trơn nhẵn

+ Màng trong gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào ngăn ti thể thành hai khoang.

-> Khoang ngoài là khoảng không gian giữa hai màng chứa ion H+ có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ATP.

-> Khoang trong là chất nền chứa nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.

+ Màng trong chứa các phức hệ enzyme tham gia tổng hợp ATP.

+ Trong chất nền chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome. Nhờ đó ti thể có khả năng tự nhân đôi và tổng hợp protein cho riêng mình.

  • Lục lạp:

+ Lớp màng ngoài của lục lạp tạo khoảng không hẹp với lớp màng trong, màng trong không gấp khúc.

+ Bên trong có một hệ thống màng thylakoid ở dạng các túi dẹp, trên bề mặt của màng thylakoid chứa chất diệp lục cùng các enzyme và protein tham gia vào quá trình quang hợp. Các túi này xếp chồng và nối thông với nhau bằng các phiến màng tạo nên cấu trúc gọi là granum. Bao quanh các granum là vật chất dạng lỏng gọi là chất nền. 

+ Chất nền chứa hệ enzyme tham gia vào quá trình cố định COtrong quang hợp và chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng và ribosome giúp chúng có khả năng tự nhân đôi và một số gene của chúng tổng hợp được các protein tham gia vào quá trình quang hợp.

2. So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp.

- Giống nhau:

+ Đều là các bào quan có trong tế bào nhân thực.

+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong).

+ Ribôxôm 70S, ADN trần dạng vòng, nhân đôi độc lập với ADN NST.

+ Đều có phức hệ ATP-sintetaza nên tổng hợp được ATP, có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.

+ Đều có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ.

- Khác nhau:

Đặc điểm Ti thể Lục lạp
Hình dạng Có nhiều hình dạng khác nhau, phụ thuộc vào loại tế bào Hình bầu dục
Sắc tố Không có
Màng trong Ăn sâu tạo mào Trơn nhẵn
Tế bào chứa Tế bào nhân thực Hầu như chỉ có ở tế bào thực vật
Chất nền Chứa các enzyme hô hấp Khối cơ chất không màu, chứa enzyme xúc tác cho pha tối của quang hợp
Số lượng Khác nhau ở các loại tế bào khác nhau Khau nhau ở mỗi tế bào

 

- Mối quan hệ của ti thể và lục lạp trong quá trình chuyển hóa năng lượng ở tế bào thực vật là:

+ Lục lạp sử dụng năng lượng ánh sáng mắt trời cùng với CO2 ở ngoài môi trường và H2O từ quá trình hô hấp tế bào ở ti thể để thực hiện quá trình quang hợp

+ Quá trình quang hợp chuyển hóa thành các chất hữu cơ giúp cây hấp thụ và là nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào ở ti thể.

+ Quá trình hô hấp tế bào tạo ra ATP năng lượng hóa học cung cấp cho quang hợp và các hoạt động sống khác.

3. - Trong tế bào, ti thể và lục lạp mới được tạo ra bằng cách phân chia từ ti thể và lục lạp có trước đó.

    - Ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình là do chúng có hệ thống di truyền độc lập với tế bào.

4. a) Tế bào lông hút ở rễ cây sẽ chứa nhiều ti thể hơn vì chúng cần nhiều năng lượng để thực hiện hút và vận chuyển nước và ion khoáng từ ngoài đất vào trong mạch gỗ. Tế bào biểu bì chỉ thực hiện chức năng chứa các tế bào bảo vệ kiểm soát và điều tiết khí khổng ở mặt dưới của lá.

    b) Tế bào cơ tim chứa nhiều ti thể nhất do chúng cần hoạt động nhiều và liên tục nên cần nhiều năng lượng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 8 Tế bào nhân thực

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Nêu cấu trúc và chức năng của ribosome. Trong các loại tế bào của cùng một cơ thể: tế bào bạch cầu, tế bào cơ, tế bào gan, tế bào nào có xu hướng tổng hợp nhiều protein nhất? Giải thích.

2. Lưới nội chất có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? Trong các tế bào tế bào thần kinh, tế bào tinh hoàn, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào bạch cầu, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển, tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển? Giải thích.

3. Mô tả cấu trúc và chức năng của bộ máy Golgi.

4. Ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi có liên quan như thế nào về mặt chức năng?

Xem lời giải

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Lysosome có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? Trong các loại tế bào sau: tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiều lysosome nhất? Giải thích.

2. Vì sao peroxysome lại được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào?

3. So sánh chức năng của các bào quan: lysosome, peroxysome và không bào.

Xem lời giải

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Nêu cấu tạo và chức năng của màng tế bào.

2. Cá sống ở châu Nam Cực so với cá sống ở vùng nhiệt đới thì thành phần các acid béo của màng sinh chất có gì khác biệt nhau? Giải thích.

Xem lời giải

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Thành phần của thành tế bào thực vật và nấm khác nhau như thế nào?

2. Nêu chức năng của thành tế bào.

Xem lời giải

DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Chất nền ngoại bào là gì? Trình bày cấu trúc và chức năng của chất nền ngoại bào.

2. Các tế bào trong cơ thể đa bào kết nối với nhau bằng những loại mối nối nào? Nêu chức năng của từng loại mối nối.

Xem lời giải

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Lập bảng hệ thống cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực.

2. Vẽ đường đi của một phân tử protein từ khi được tổng hợp cho đến khi được vận chuyển ra khỏi tế bào.

3. Điều gì sẽ xảy ra với tế bào động vật nếu bộ khung xương tế bào bị tổn thương?

4. Trong tế bào có hai loại bào quan đều có vai trò khử độc bảo vệ tế bào, đó là hai bào quan nào? Giải thích.

5. Vì sao nói màng tế bào có cấu trúc khảm động?

6. Bằng cách nào các tế bào trong cùng một mô của cơ thể động vật có thể phối hợp hoạt động với nhau thông qua chất nền ngoại bào?

7. Lập bảng so sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực, tế bào thực vật với tế bào động vật. 

8. Một nhà sinh học đã tiến hành lấy nhân của tế bào sinh dưỡng thuộc một loài ếch rồi cấy vào tế bào trứng của một loài ếch khác đã bị phá huỷ nhân. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã thu được những con ếch con từ các tế bào trứng ếch chuyển nhân. Hãy cho biết, các con ếch này có đặc điểm của loài nào? Giải thích vì sao em lại khẳng định như vậy.

9. Vì sao những người uống nhiều rượu dễ mắc các bệnh về gan?

10. Hãy giải thích vì sao những người nghiện thuốc lá thường hay bị viêm đường hô hấp và viêm phổi, biết khói thuốc lá có thể làm liệt các lông rung của các tế bào niêm mạc đường hô hấp.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Sinh học 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Sinh học 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập