Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề sách Cánh diều ngữ văn 10 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Bài tập: Em hãy viết báo cao kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

Trả lời:

Đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

1. GIỚI THIỆU 

Thơ Đường luật là một thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hóa Đông Á thời trung đại  (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam). Thơ Đường luật chú trọng đối với nghệ thuật đối khá đa dạng.

2.  NGHIÊN CỨU

Trong hệ thống thể loại của văn học Việt Nam, thơ Đường luật  là một trong số các thể loại có lịch sử lâu đời và trong một thời gian khá đài từng có vị trí gần như là độc tôn trên thi đàn Việt Nam. Chưa đủ căn cứ để xác đinh thơ Đường luật vào Việt Nam năm nào, nhưng nếu thời điểm ra đời văn học viết Việt Nam được tính ít nhất từ thế kỷ X, thì đến nay thơ đường luật đã tồn tại ở Việt Nam ngót mười thế kỷ. Ngót mười thế kỷ, một thể thơ ngoại nhập đã được người Việt Nam sử đụng để sáng tạo biết bao giá trị. Không ai quên, với Đường luật, Nguyễn Trãi đã tạo nên một "niềm ưu ái" đầy tâm huyết. Nguyễn Bỉnh Khiêm tạo nên một phong cách triết gia trầm tĩnh, nhuần nhị. Hồ Xuân Hương để lại một phong cách trữ tình trào phúng "thi trung hữu quỷ". Bà Huyện Thanh Quan, lại xứng đáng với một phong cách Đường thi mẫu mực.... 

3. CÁC BÀI THƠ ĐƯỜNG LUẬT 

- Các bài thơ đường luật đã học: Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn,...

- Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong nền văn học trung đại của nước ta. “Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm rất tiêu biểu cho phong cách thơ của bà. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời nhà thơ còn qua đó gửi gắm nỗi nhớ nước thương nhà.

Tác giả đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên nơi Đèo Ngang trong một buổi chiều tà:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Cụm từ “bóng xế tà” gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày. Nhà thơ đang một mình đứng trước nơi đèo Ngang. Tiếp đến câu thơ “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng, khắc họa khung cảnh thiên nhiên đèo Ngang. Việc sử dụng điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Vẻ đẹp thiên nhiên của đèo Ngang tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống. Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.

Và không thể thiếu trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom - tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác - chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Thiên nhiên mới là trung tâm trong bức tranh đèo Ngang.

Thiên nhiên càng cô quạnh, tâm trạng của tác giả càng cô đơn. Điều đó được bộc lộ ở những câu thơ tiếp theo:

“Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”

Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Việc sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Đọc đến đây, chúng ta dường như có thể lắng nghe được tiếng kêu khắc khoải, da diết đang vang lên trong vô vọng.

Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta"

Trong thơ Nguyễn Khuyến cũng từng sử dụng cụm từ “ta với ta”:

“Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta”

Trong “Bạn đến chơi nhà, từ “ta” đầu tiên chỉ chính nhà thơ - chủ nhà, còn từ “ta” thứ hai chỉ người bạn - khách đến chơi. Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách. Qua đó thể hiện tình bạn gắn bó tri âm tri kỷ của nhà thơ. Còn trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Sự cô đơn ấy dường như chẳng thể có ai cùng chia sẻ.

Như vậy, Qua đèo Ngang đã thể hiện được tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trước khung cảnh đèo Ngang hoang sơ. Bài thơ chứa đựng những tình cảm, ý nghĩa sâu sắc.

- Bảng niêm luật trong bài thơ Qua đèo Ngang: 

- Đặc điểm về hình thức và nội dung: Đặc điểm về luật thanh điệu, niêm, nhịp, vần. Tất cả đều chú trọng về nhạc lí, tính nhạc. Nhiều người cho rằng, việc tạo ra thể thơ Đường luật còn có mục đích là để dùng nó làm lời cho các thể hát, điệu hát. Vì thế tính nhạc, sự hòa phối thanh sắc, ngữ nghĩa là một yêu cầu được đề cao. Và các quy định của thể thơ cũng dựa nhiều vào âm luật mà đặt ra. Về nội dung phản ánh đời sống xã hội, cụ thể ở đây là sự lầm than, cơ cực của người dân. Nó trở thành nguồn động viên tinh thần, cổ vũ người dân. Đồng thời tố cáo, lên án quan quyền, vương quyền áp bức bóc lột nhân dân. Có thể xem thể thơ này vừa được dùng để bộc lộ, thể hiện tình cảnh, tình cảm, vừa là vũ khí chiến đấu của người dân, giới trí thức.

4. KẾT LUẬN

Thơ Đường luật nói chung, luật tuyệt nói riêng, do sáng tác buộc phải tuân theo những quy định khắt khe về niêm, luật, vần, đối và cách bố cục, cho nên lựa chọn luật tuyệt tuy ưu thế là cô đọng, hàm súc, nhưng cũng hạn chế trong khả năng diễn tả cảm xúc, tâm tư theo những thay đổi thời cuộc. Bài viết trên cơ sở chỉ ra những nét đặc trưng trong thi pháp thể loại của luật tuyệt, bước đầu tìm hiểu đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập