A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Cấu tạo của đòn bẩy
- Thanh cứng với điểm tựa tạo thành đòn bẩy. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật thì đòn quay quanh điểm O gọi là điểm tựa và nó chịu tác dụng của hai lực, lực F1 do vật tác dụng vào đòn đặt tại điểm O1, lực F2 do ta tác dụng vào đòn đặt tại điểm F2 (Hình 15.1).
2. Hoạt động của đòn bẩy
- Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
- Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 47 - SGK vật lí 6
Hãy điền các chữ O, O1 và O2 vào vị trí thích hợp trên các hình 15.2, 15.3.
Xem lời giải
Câu 2: Trang 48 - SGK vật lí 6
Đo trọng lượng của vật và ghi kết quả vào bảng dưới.
Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế theo ba trường hợp ghi trong bảng 15.1.
Xem lời giải
Câu 3: Trang 48 - SGK vật lí 6
Chọn từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chồ trống của câu sau :
"lớn hơn, bằng, nhỏ hơn"
Muốn lực nâng vật (1) ............................trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng cua lực nâng (2)...................... khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
Xem lời giải
Câu 5 : Trang 49 - SGK vật lí 6
Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình 15.5.
Xem lời giải
Câu 6: Trang 49 - SGK vật lí 6
Hãy chi ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bấy ở hình 15.1 để làm giảm lực kéo hơn.