I. Thực hành
1. Dụng cụ
- Một cái cân
- Một bình chia độ GHĐ 100cm3 hoặc lớn hơn.
- Một cốc nước.
- Khoảng 15 hòn sỏi to bằng đốt ngón tay người lớn. Sỏi đã được rửa sạch và lau khô.
- Giấy lau hoặc khăn lau.
2. Tiến hành đo
- Chia chỗ sỏi thành 3 phần, dánh dấu bằng bút dạ hoặc bút chì để tránh lẫn hòn sỏi của phần nọ sang phần kia.
- Cân khối lượng mỗi phần, sau đó để riêng mỗi phần.
- Đổ khoảng 50cm3 nước vào bình chia độ.
- Lần lượt cho từng phần sỏi vào bình để đo thể tích của mỗi phần.
Chú ý: Nghiêng bình để sỏi trượt nhẹ tránh gây vỡ bình.
3. Tính khối lượng riêng của sỏi
- Dựa vào công thức $D = \frac{m}{V}$ , trong đó:
D là khối lượng riêng của sỏi (kg/m3).
m là khối lượng mỗi phần sỏi (kg),
V là thể tích của phần sỏi đó (m3).
II. Mẫu báo cáo
1. Họ và tên học sinh:………………………………. Lớp:………………
2. Tên bài thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi.
3. Mục tiêu của bài
- Nắm được cách xác định khối lượng riêng của các vật rắn không thấm nước.
4. Tóm tắt lý thuyết:
a) Khối lượng riêng của một chất là gì ?
Hướng dẫn:
- Khối lượng riêng là khối lượng của một mét khối một chất.
b) Đơn vị của khối lượng riêng là gì?
Hướng dẫn:
- Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3.
5. Tóm tắt cách làm:
- Để đo được khối lượng riêng của sỏi, em phải thực hiện những công việc sau:
a) Đo khối lượng của sỏi bằng (dụng cụ gì ?):
- Cân đòn hoặc cân Rô-béc-van
b) Đo thể tích của sỏi bằng (dụng cụ gì ?):
- Bình chia độ có GHĐ 100cm3 và ĐCNN 1cm3.
c) Tính khối lượng riêng của sỏi theo công thức:
$D = \frac{m}{V}$
6. Bảng kết quả đo khối lượng riêng của sỏi
(Lưu ý: Đây là kết quả đo tham khảo, các bạn học sinh nên tự làm thí nghiệm và ghi vào bảng kết quả mà mình đo được)
Lần đo |
Khối lượng sỏi |
Thể tích sỏi |
Khôi lượng riêng của sỏi (kg/cm3) |
||
Theo g |
Theo kg |
Theo cm3 |
Theo m3 |
||
1 |
60 |
0,06 |
12 |
0,000012 |
5000 |
2 |
62 |
0,062 |
13 |
0,000013 |
4769 |
3 |
62 |
0,062 |
12 |
0,000012 |
5167 |
Giá trị trung bình của khối lượng riêng của sỏi là:
$D_{tb}=\frac{D_{1}+D_{2}+D_{3}}{3}=\frac{5000+4769+5167}{3}=4978,7$ (kg/m3)