Giáo án 5512 tin 7 bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán (tiết 2)

Dưới đây là mẫu giáo án bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán (tiết 2) được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình tin học lớp 7. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN ( TT)

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.

2. Năng lực

- Năng lực chung: tự học, tư duy, giao tiếp, học nhóm, sử dụng ngôn ngữ của môn học

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực nhận biết, thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT.

+ Năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng CNTT.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Phòng máy, giáo trình.

2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

c) Sản phẩm: Hs quan sát và lắng nghe GV nói.

d) Tổ chức thực hiện:

Làm thế nào để có các giá trị như bảng tính?Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu công dụng và cú pháp của một số hàm trong Excel: Sum, Average, Max, Min.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: HS tìm hiểu một số hàm trong chương trình bảng tính

a) Mục tiêu: HS hiểu được và nắm được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.

b) Nội dung: Hỏi và trả lời, trao đổi nhóm.

c) Sản phẩm: HS nắm được kiến thức bài học

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HỌC SINH

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Giới thiệu một số hàm có trong bảng tính.

GV: Vừa nói vừa thao tác trên màn chiếu cho HS quan sát.

GV: Lưu ý cho HS: Có thể tính tổng của các số hoặc tính theo địa chỉ ô hoặc có thể kết hợp cả số và địa chỉ ô.

- Đặc biệt: Có thể sử dụng các khối ô trong công thức.

(Các khối ô  viết ngăn cách nhau bởi dấu “:”).

? Tự lấy VD tính tổng theo cách của 3 VD trên.

GV: Quan sát HS thực hành và giải đáp thắc mắc nếu có.

GV: Giới thiệu tên hàm và cách thức nhập hàm

- Giới thiệu về các biến a,b,c trong các trường hợp.

- Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành.

- Lấy VD minh hoạ và thực hành trên màn chiếu cho HS quan sát.

- Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành.

GV Giới thiệu tên hàm và cách thức nhập hàm tính trung bình cộng, hàm xác định giá trị lớn nhất, hàm xác định giá trị nhỏ nhất

- Giới thiệu về các biến a,b,c trong các trường hợp.

- Lấy VD minh hoạ và thực hành trên màn chiếu cho HS quan sát.

- Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và thảo luận

+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS đứng dậy trình bày kết quả

+ GV gọi HS đứng dậy nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

3. Một số hàm trong chương trình bảng tính

a. Hàm tính tổng

- Tên hàm:   SUM

- Cách nhập:

=SUM(a,b,c,...)

Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. (số lượng các biến không hạn chế).

VD1: =SUM(5,7,8) cho kết quả là: 20.

VD2: Giả sử ô A2 chứa số 5, ô B8 chứa số 27, khi đó:

=SUM(A2,B8) được KQ: 32

=SUM(A2,B8,5) được KQ: 37

VD3: Có thể sử dụng các khối ô trong công thức tính.

=SUM(B1,B3,C6:C12)=  B1+B3+C6+C7+...+C12

b. Hàm tính trung bình cộng

- Tên hàm: AVERAGE

- Cách nhập:

=AVERAGE(a,b,c,...)

Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. ( số lượng các biến không hạn chế ).

VD1: =AVERGE(15,23,45) cho kết quả là: ( 15 + 23+ 45)/3.

VD2: Có thể tính trung bình cộng theo địa chỉ ô. =AVERAGE(B1,B4,C3)

VD3: Có thể kết hợp

=AVERAGE(B2,5,C3)

VD4: Có thể tính theo khối ô:

=AVERAGE(A1:A5,B6)= (A1+A2+A3+A4+A5+B6)/6

c. Hàm xác định giá trị lớn nhất

- Mục đích: Tìm giá trị lớn nhất trong một dãy số.

- Tên hàm: MAX

- Cách nhập:

=MAX(a,b,c,...)

d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:

- Mục đích: Tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số.

- Tên hàm: MIN

- Cách nhập:

=MIN(a,b,c,…)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT.

b) Nội dung: Trao đổi, giải quyết vấn đề, thực hiện hoạt động nhóm.

c) Sản phẩm: Kết quả BT của HS

d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm

Câu 5: Kết quả của hàm sau : =MAX(A1,A5), trong đó: A1=5, A2=8; A3=9; A4=10; A5=2

A. 2       B. 10      C. 5       D. 34

Hàm Max là hàm tìm giá trị lớn nhất. Kết quả của hàm: =MAX(A1,A5)= MAX ( 5, 2) =5

Đáp án: C

Câu 6: Nếu khối A1:A5 lần lượt chứa các số 10, 7, 9, 27, 2 kết quả phép tính nào sau đây đúng:

A. =MAX(A1,B5,15) cho kết quả là 15

B. =MAX(A1:B5, 15) cho kết quả là 27

C. =MAX(A1:B5) cho kết quả là 27

D. Tất cả đều đúng.

Hàm Max là hàm tìm giá trị lớn nhất trong dãy các số. Ô tính B5 không có giá trị thì sẽ được bỏ qua vì vậy hàm MAX(A1,B5,15) chính là tìm giá trị lớn nhất của 10 và 15 là 15. Hàm MAX(A1:B5, 15) là tìm giá trị lớn nhất của 10, 7, 9, 27, 2, 15 -> 27 (B1, B2, B3, B4, B5 bỏ qua). MAX(A1:B5) cho kết quả là 27.

Đáp án: D

Câu 7: Kết quả của hàm =Average(3,8,10) là:

A. 21       B. 7       C. 10         D. 3

Kết quả của hàm =Average(3,8,10) là (3 + 8 + 10) / 3= 7.

Đáp án: B

Câu 8: Để tính giá trị trung bình của ô A1, B1, C1 các cách tính nào sau đâu là đúng:

A. =Sum ( A1+B1+C1)

B. =Average(A1,B1,C1)

C. =Average (A1,B1,C1)

D. Cả A, B, C đều đúng

Hàm AVERAGE là hàm tính trung bình cộng của 1 dãy các số. Vậy để tính giá trị trung bình của ô A1, B1, C1 trong Excel ta gõ =Average(A1,B1,C1).

Đáp án: B

Câu 9: Cho hàm =Sum(A5:A10) để thực hiện?

A. Tính tổng của ô A5 và ô A10

B. Tìm giá trị lớn nhất của ô A5 và ô A10

C. Tính tổng từ ô A5 đến ô A10

D. Tìm giá trị nhỏ nhất từ ô A5 đến ô A10

hàm =Sum(A5:A10) để thực hiện tính tổng từ ô A5 đến ô A10 gồm A5, A6, A7, A8, A9 VÀ A10.

Đáp án: C

Câu 10: Trong Excel, giả sử một ô tính được nhập nội dung:

=SUM(1,2)+MAX(3,4)+MIN(5,6) Vậy kết quả của ô tính là bao nhiêu sau khi ấn phím Enter?

A. 11      B. 12          C. 13         D. Một kết quả khác

Hàm SUM, MAX, MIN là hàm tính tổng, giá trị lớn nhất, giả trị nhỏ nhất của một dãy các số. Nên SUM(1,2)+MAX(3,4)+MIN(5,6)= 3 + 4 + 5 =12

Đáp án: B

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.

b) Nội dung: Trao đổi, giải quyết vấn đề, thực hiện hoạt động cá nhân

c) Sản phẩm: Kết quả BT của HS

d) Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Giả sử trong các ô A1, B1 lần lượt chứa các số -4,3. Em hãy cho biết kết quả các công thức tính sau:

a) =SUM(A1, B1);    b) =SUM(A1,B1,B1);    c) =SUM(A1,B1,-5);

d) =SUM(A1, B1, 2);    e) =AVERAGE(A1,B1,4);    f) =AVERAGE(A1,B1,5,0);

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

*HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi từ 1-3 ( SGK/Tr31)

Xem thêm các bài Giáo án tin học 7, hay khác:

Bộ Giáo án tin học 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.