II. VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG TỰ NHIÊN VÀ TRONG THỰC TIỄN
1/ Lấy ví dụ về nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả
2/ Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học?
Lấy ví dụ về một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kể tên một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam.
3/ Tìm hiểu và kể tên những loài đang bị suy giảm về số lượng. Nêu nguyên nhân và biện pháp bảo vệ các loài đó.
Bài Làm:
1/ Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học: cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mặt nước thành đất nông nghiệp, xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông, thủy điện...
2/
- Cần bảo tồn đa dạng sinh học vì: Suy giảm đa đạng sinh học sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật; ảnh hưởng nguồn lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, dược liệu,... Do đó cần phải bảo tôn đa dạng sinh học, góp phần bảo tôn sự phong phú và đa dạng của các loài.
- Một số biện pháp bảo tồn đa đạng sinh học như: Thành lập các khu bảo tôn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyền, các vườn quốc gia; Ban hành các luật và chính sách nhằm ngăn chặn phá rừng, cấm săn bắt bừa bãi các loài động vật quý hiếm; Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học.
- Một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam:
+ Vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên, Tam Đảo...
+ Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé,...
+ Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, Khu dự trữ sinh quyển Langbian...
3/
- Những loài đang bị suy giảm về số lượng: báo đốm, đười ươi, voi, khỉ đột, cá heo, loài nai Java, hươu đồng lầy Nam Mỹ, tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, hươu sao Việt, hổ, tê tê, trâu rừng, dê núi, cầy, chồn, khỉ, voọc...
- Biện pháp: bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên di truyền, tuyên truyền việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã. Khuyến khích, động viên nhân dân tham gia phát hiện, ngăn chặn nạn vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ vi phạm xảy ra