Nội dung chính bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là một bài học trọng tâm trong chương trình ngữ văn lớp 9 tập 1. Sau đây, ConKec.com xin giới thiệu phần nội dung tóm tắt và nội dung chi tiết của văn bản.

Bài Làm:


 A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Mác- két sinh năm 1928- là nhà văn của Cô-lôm-bi-a có nhiều đóng góp cho nền hoà bình nhân loại thông qua các hoạt động sáng tác văn học và hoạt động xã hội.
  • Tác phẩm: Trích tham luận của Mac-ket đọc tại cuộc họp các nguyên thủ quốc gia Mêhicô viết 8/1986

2. Phân tích văn bản

a. Tìm hiểu luận điểm và hệ  thống luận cứ của văn bản:

  • Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.

=> Mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc tạo sức thuyết phục của lập luận

b. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự phi lí của cuộc chạy đua vũ trang:

* Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:

  • Dẫn chứng và lí lẽ xác thực, vào đề trực tiếpthu hút được người đọc, gây ấn tượng mạnh về tính hệ trọng của vấn đề.

=> Chiến tranh hạt nhân có nguy cơ to lớn, có sức huỷ diệt khủng khiếp, đe doạ sự sống của trái đất sống, nó có tính chất quyết định đến vận mệnh thế giới.

* Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó:

  • Sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua hạt nhân.
  • Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện đời sống của con người, nhất là ở các nước nghèo trên các lĩnh vực: Chăm sóc trẻ em, y tế, thực phẩm, giáo dục.

=> Nghệ thuật lập luận sắc bén, chứng cứ cụ thể xác thực. Dùng cách so sánh đối lập. Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.

* Sự phi lí của chiến tranh hạt nhân:

  • Sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên.
  • Tính chất của cuộc tranh hạt nhân phản tiến hoá, phản tự nhiên-> Hành động phi lí.

c. Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh:

  • Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm chống, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
  •  Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy con người vào thảm hoạ hạt nhân.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Tìm hiểu luận điểm và hệ  thống luận cứ của văn bản:

  • Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. Luận điểm này được triển khai bằng một hệ thống luận cứ:
    • Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có nguy cơ hủy diệt trái đất và các hành tinh trong hệ mặt trời.
    • Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang.
    • Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại  lí trí loài người, tự nhiên.
    •  Nhiệm vụ của mọi người là ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
  • Mở đầu văn bản, tác giả nêu lên câu hỏi và cũng tự trả lời “Chúng ta đang ở đâu”. Để khẳng định nguy cơ to lớn và sức huỷ diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân, tác giả đã đưa ra những con số:
    • Ngày 8.8.1986 hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã đươc bố trí trên khắp hành tinh.
    • Có nghĩa là mỗi người ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ.
    • Tất cả nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải một lần mà là 12 lần mọi dấu vếtcủa sự sống trên trái đất.

2. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự phi lí của chạy đua vũ trang

* Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:

  • Để gây ấn tượng mạnh hơn nguy cơ chiến tranh hạt nhân còn được tác giả so sánh:
    • So sánh với điển tích phương Tây (Thần thoại Hy Lạp) Thanh gươm Đamôclet và dịch hạch(lan truyền nhanh và gây chết người hàng loạt)
    • Điển tích này có ý tương đương với hình ảnh trong tục ngữ VN: "Ngàn cân treo sợi tóc".
    • Biện pháp so sánh này có tác dụng nhấn mạnh trong thời đại hiện nay, chiến tranh hạt nhân đó là nguy cơ, là thảm hoạ tiềm tàng, ghê gớm, khủng khiếp nhất.
    • Nguy cơ đe doạ của chiến trah hạt nhân được tác giả lập luận: “Về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời”.Tất cả những con số cụ thể tác giả nêu ratuy vô cảm nhưng tác động đến miền nhạy cảm nhất của con người.
  • Như vậy, tác giả đã vào đề trực tiếp bằng các dẫn chứng và lí lẽ cụ thể:
  • Nêu cụ thể thời gian: Tác giả muốn chứng minh cho người đọc thấy rõ và gây ấn tượng mạnh về nguy cơ, hiểm họa của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân trên thế giới ở thời điểm hiện tại (1986)
  • Số liệu: Kho vũ khí hạt nhân không tập trung ở một quốc gia nào mà nó đã được bố trí khắp hành tinh.

=> Cách nêu số liệu, cách dẫn dắt trực tiếp của tác giảgiúp người đọc thấy được tính chất và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân, làm cho tất cả những người đang sống và yêu quý sự sống không thể thờ ơ trước hiểm hoạ này. Nó có tính chất quyết định đến vận mệnh thế giới.

* Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó:

  • Chăm sóc trẻ em: 100 tỉ USD giải quyết n vấn đề cấp bách, cứu trợ y tế giáo dục cho 500 triệu trẻ em nghèo trên toàn thế giới gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom B, 1B & 7 000 tên lửa vượt đại châu.
  • Y tế: chi phí chương trình phòng bệnh 14 năm và bệnh sốt rét cho 1 tỉ người bằng giá 10 tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân của Mĩ dự định sản xuất từ 1986-2000.
  • Thực phẩm: Tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo trong 4 năm bằng tiền 27 tên lửa MX.
  • Giáo dục: số tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới bằng tiền đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân

=> Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện đời sống của con người, nhất là ở các nước nghèo trên các lĩnh vực: Chăm sóc trẻ em, y tế, thực phẩm, giáo dục.

  • Nghệ thuật lập luận sắc bén, chứng cứ cụ thể xác thực. Dùng cách so sánh đối lập. Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.
  • Sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên.Để làm nổi bật luận cứ này, tác giả đã đưa ra các chứng cứ :
    • Tác giả  đưa ra chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất. Tất cả cho thấy :
    • “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất…380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở… 4 kỷ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và  mới chết vì yêu”.
    • “Chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”.

=> Tác giả đã thể hiện quan điểm, trái đất thiêng liêng cao quí, đáng được chúng ta yêu quí và trân trọng, không ai được phép huỷ diệt trái đất.

3. Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh:

  • Câu văn cuối của đoạn văn “ trong thời đại...của nó” đã phản ánh cuộc tranh hạt nhân là hành động ngu ngốc, cực kì dã man, phi lí, đáng lên án, nó đi ngược lại lí trí của con người. Đó là tiếng nói của tất cả các công luận trên thế giới chống cuộc tranh, là tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới.
  • Qua đó, tác giả đã thể hiện quan điểm của mình, đó là sự phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng trữ vũ khí hạt nhân, tác giả  không dẫn người đọc đến sự lo âu mang tính bi quan về vận mệnh của nhân loại. Nhưng tiếng nói ấy có thể không ngăn chặn được hiểm hoạ hạt nhân, nó có thể vẫn cứ xảy ra. Vì vậy, tác giả đã đưa ra kiến nghị: Cần lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ tồn tại được cả sau thảm hoạ hạt nhân, để nhân loại các thời đại sau biết đến cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại trên trái đất và không quên những kẻ đã vì những lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào hoạ diệt vong.
  • Có thể nói, Mác-ket là một nhà văn đầy tâm huyết, quan tâm sâu sắc đến vấn đề hạt nhân, yêu chuộng hoà bình và có những hành động thiết thực xây dựng một cuộc sống hoà bình hạnh phúc cho nhân loại. Vì lẽ đó, ông cũng là nhà văn được nhận giải thưởng Nô ben văn học vào năm 1982. Còn đối với toàn nhân loại, chúng ta đang cố gắng chống lại hành động đó, đem tiếng nói của mình tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.

4. Tổng kết

  • Nội dung: Chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thểloài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta là đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy. Giữ gìn ngôi nhà chung của trái đất, bảo vệ môi trường sống bình yên.
  • Ý nghĩa của văn bản: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của Mác két đối với hoà bình nhân loại
  • Nghệ thuật: Có lập luận chặt chẽ, có chứng cứ cụ thể, xác thực, sử dụng NT so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Câu 1 (Trang 20 – SGK) Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản.

Xem lời giải

Câu 2 (Trang 20 – SGK) Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?

Xem lời giải

Câu 3 (Trang 20 – SGK)  Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?

Xem lời giải

Câu 4 (Trang 20 – SGK)  Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa"? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?

Xem lời giải

Câu 5 (Trang 20 – SGK)  Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

Xem lời giải

Luyện tập

Bài tập: trang 21 sgk Ngữ Văn 9 tập một

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác-két

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Phân tích nghệ thuật nghị luận của nhà văn Mác-két trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Xem lời giải

Câu 2:  Thông qua những hiểu biết của bản thân và qua văn bản: "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của Mác-két, em có suy nghĩ gì về hòa bình và vai trò của hòa bình với cuộc sống con người.

Xem lời giải

Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 9 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 9 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 8

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

BÀI 17

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.