Trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 6 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

  • A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
  • B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.
  • C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
  • D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học:

Lễ độ là cách ứng xử ... của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác

  • A. Đúng mực
  • B. Thoải mái
  • C. Thân mật
  • D. Khéo léo

Câu 3: Đối với cá nhân, Lễ độ sẽ giúp cho ?

  • A. Quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.
  • B. Quan hệ giữa con người với con người trở nên căng thẳng hơn.
  • C. Quan hệ giữa con người với con người tồi tệ hơn.
  • D. Quan hệ giữa con người với con người bình an hơn.

Câu 4: Ý nghĩa của lễ độ là:

  • A. giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn
  • B. góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ
  • C. A, B đúng
  • D. A, B sai

Câu 5: Trên mạng xuất hiện các bài báo, đoạn video clip học sinh đánh thầy giáo, con đánh cha mẹ…Em có suy nghĩ gì về những hành động đó?

  • A. Hành động đó vô lễ, hỗn láo, vi phạm pháp luật.
  • B. Hành động đó thể hiện là người có Lễ độ.
  • C. Hành động đó thể hiện là người trung thực, thẳng thắn.
  • D. Hành động đó là bình thường, không có gì đáng lên án.

Câu 6: Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào ô trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học:

Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa cử chỉ, thái độ thể hiện lễ độ với những cử chỉ .... một cách giả tạo để lấy lòng người khác.

  • A. Thân mật, vui vẻ
  • B. Khúm núm, xum xuê
  • C. Thoải mái, vô tư
  • D. Thận trọng, cảnh giác

Câu 7: Khi đi đổ xăng cùng mẹ em nhìn thấy 1 người đàn ông hút thuốc ngay gần cây xăng. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Khuyên người đó không hút thuốc tại cây xăng vì có thể gây cháy, nổ.
  • B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
  • C. Khuyên người đó tiếp tục hút thuốc.
  • D. Báo với công an.

Câu 8: Câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn không phải là tôn trọng kỉ luật?

  • A. Phép vua thua lệ làng
  • B. Đất có lề, quê có thói
  • C. ăn trông nồi, ngồi trông hướng
  • D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Câu 9: Trong giờ kiểm tra 45 phút Toán em nhìn thấy bạn N dùng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Nhắc nhở bạn vì bạn làm như vậy là vi phạm kỉ luật.
  • B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
  • C. Thưa với cô giáo để bạn bị kỉ luật.
  • D. Bắt chước bạn dùng tài liệu để đạt điểm cao.

Câu 10: Hành vi dùng điện thoại trong giờ học là hành động?

  • A. Không tôn trọng kỉ luật
  • B. Vi phạm pháp luật
  • C. Tôn trọng kỉ luật
  • D. Vô ý thức

Câu 11: Tôn trọng kỷ luật bảo vệ lợi ích của những ai ?

  • A. Gia đình và cá nhân.
  • B. Nhà trường và cá nhân.
  • C. Xã hội và gia đình.
  • D. Cộng đồng và cá nhân.

Câu 12: Khi gặp lại thầy giáo cũ M cho rằng không phải chào thầy vì thầy không còn dạy mình nữa. Hành động đó thể hiện ?

  • A. Sự trung thành.
  • B. Sự vô ơn.
  • C. Sự vô tâm.
  • D. Sự biết ơn.

Câu 13: Cách rèn luyện sự biết ơn?

  • A. Luôn ghi nhớ công ơn của mọi người
  • B. Phê phán sự vô ơn, phản bội
  • C. Thể hiện sự biết ơn chăm sóc
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 14: Trường hợp nào không thể hiện sự biết ơn:

  • A. Lan cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng
  • B. Trước đây, ông An được ông Bình giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông An đã vượt qua được đói nghèo, trở nên giàu có. Bây giờ, gặp lại ông Bình , ông An có vẻ lảng tránh.
  • C. Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng , ngõ xóm sạch đẹp.
  • D. Vào dịp tết nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại.

Câu 15: Vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại. Hành động đó thể hiện ?

  • A. Sự biết ơn tới đấng sinh thành.
  • B. Sự tiếc nuối tới đấng sinh thành.
  • C. Sự lo lắng tới đấng sinh thành.
  • D. Sự vô ơn với đấng sinh thành.

Câu 16: Sắp đến ngày 20/11 em chăm ngoan, cố gắng học giỏi để dâng những bông hoa điểm 9,10. Hành động đó thể hiện điều gì ?

  • A. Lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.
  • B. Lòng trung thành đối với các thầy cô giáo.
  • C. Tình đoàn kết đối với các thầy cô giáo.
  • D. Sự vô ơn đối với các thầy cô giáo

Câu 17: Mùa hè em được ba mẹ cho đi tắm biển tại bãi biển Mỹ Khê, trong lúc tắm biển ở đó em thấy có bạn nhỏ vứt túi nilong ra biển. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
  • B. Coi như không biết và lờ đi.
  • C. Khuyên bạn nhỏ đó vứt rác vào thùng rác để bảo vệ biển.
  • D. Khuyên bạn nhỏ đó tiếp tục vứt rác ra biển.

Câu 18: Mỗi lần đi chợ, bạn P thường khuyên mẹ mang làn đi mua đồ ăn hoặc túi vải để hạn chế việc sử dụng túi nilong. Hành động của bạn P thể hiện điều gì ?

  • A. P là người không có ý thức bảo vệ môi trường.
  • B. P là người sống giả tạo.
  • C. P là người có ý thức bảo vệ môi trường.
  • D. P là người vô tâm.

Câu 19: Những hành vi phá hoại môi trường là:

  • A. Đốt rừng làm nương rẫy
  • B. Chặt cây rừng trái phép lấy gỗ
  • C. Phá hoại rừng phòng hộ
  • D. Cả A, B, C

Câu 20: Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người ?

  • A. Cần thiết.
  • B. Không quan trọng.
  • C. Không cần thiết.
  • D. Rất cần thiết.

Câu 21: Việc làm đốt túi nilong sau khi sử dụng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố của thiên nhiên?

  • A. Môi trường đất.
  • B. Môi trường nước.
  • C. Môi trường không khí.
  • D. Cả A, B, C

Câu 22: Chú Hà lái xe ôm luôn biết giúp đỡ người nghèo. Hành động đó thể hiện điều gì ?

  • A. Chú Hải là người giả dối.
  • B. Chú Hải là người sống chan hòa với mọi người.
  • C. Chú Hải là người sống ích kỉ.
  • D. Chú Hải là người không vụ lợi.

Câu 23: Vợ chồng chú Hùng giàu có nhưng không quan tâm đến họ hàng ở quê. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Vợ chồng chú Hùng là người vô cảm.
  • B. Vợ chồng chú Hùng là người tham lam.
  • C. Vợ chồng chú Hùng là người không sống chan hòa với mọi người.
  • D. Vợ chồng chú Hùng là người không biết điều.

Câu 24: Hành động A nói thì thầm với bạn cùng bàn về việc nói xấu bạn B là hành động thể hiện điều gì?

  • A. Mất lịch sự, tế nhị.
  • B. Lịch sự, tế nhị.
  • C. Vô lễ.
  • D. Sống chan hòa với mọi người.

Câu 25: Câu ca dao nào dưới đây nói về lịch sự, tế nhị?

  • A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
  • B. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
  • C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
  • D. Cười người chớ khá cười lâu/ Cười người hôm trước, hôm sau người cười

Câu 26: Hành động hút thuốc lá trong bệnh viện nói đến điều gì?

  • A. Hành động đẹp.
  • B. Hành động lịch sự
  • C. Hành động tế nhị.
  • D. Hành động mất lịch sự, tế nhị.

Câu 27: Vào dịp 20/11 nhà trường phát động phong trào viết báo tường, tại lớp em có bạn D không tham gia viết báo tường với lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?

  • A. Không quan tâm.
  • B. Khuyên bạn tham gia các hoạt động tập thể để hoàn thiện mình hơn.
  • C. Khuyên bạn chỉ cần học giỏi không cần tham gia các hoạt động chung.
  • D. Nói xấu bạn để cả lớp tẩy chay.

Câu 28: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

  • A. Chỉ làm những việc có lợi cho bản thân còn lợi ích của người khác thì không cần bận tâm
  • B. Mặc dù đang bị ốm nhưng A vẫn đến buổi sinh hoạt của lớp tổ chức
  • C. Vì trời mưa nên bạn A đã không đi cùng lớp thăm mẹ Việt Nam anh hùng
  • D. A đã không tích cực trong việc dọn vệ sinh lớp học

Câu 29: Mặc dù bạn P bị ốm nhưng bạn vẫn đến cổ vũ văn nghệ cho lớp. Theo em bạn P là người như thế nào ?

  • A. Bạn P là người cần cù, chăm chỉ.
  • B. Bạn P là người siêng năng, cần cù.
  • C. Bạn P là người có ý thức.
  • D. Bạn P là người tích cực, tự giác trong các hoạt động chung.

Câu 30: Bạn E giả vờ ốm để xin cô giáo nghỉ lao động. Hành động đó của E nói lên điều gì?

  • A. E là người vô trách nhiệm.
  • B. E là người vô tâm.
  • C. E là người ích kỷ.
  • D. E là người không tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Câu 31: Bạn Tú đạt được giải nhì kì thi toán quốc tế là vì?

  • A. Tự giác học ở nhà, say mê kiên trì, vượt khó
  • B. Hoàn cảnh nghèo không có điều kiện đi học thêm
  • C. Ước mơ trở thành nhà toán học nên Tú đã cố gắng học tập
  • D. Cả A và C đúng

Câu 32: Bạn N cho rằng học chỉ để cho nặng đầu, thà đi làm công ty còn hơn. Em sẽ khuyên bạn N như thế nào?

  • A. Khuyên bạn tích cực học tập để trau dồi kiến thức và có cơ hội phát triển.
  • B. Mặc kệ bạn.
  • C. Khuyên bạn bỏ học đi làm công ty mới kiếm được nhiều tiền.
  • D. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

Câu 33: Bố H mất sớm, một mình mẹ nuôi hai chị em, nhà nghèo nhưng hai chị em Hoà vẫn cố gắng học tập, cuối năm đạt HS giỏi. Em có nhận xét gì về bạn H ?

  • A. H là người chăm ngoan, học giỏi.
  • B. H là người ý thức được mục đích học tập.
  • C. H là người siêng năng, kiên trì.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 34: Học sinh chăm ngoan, học giỏi, xác định đúng đắn được mục đích học tập sẽ giúp ích được cho những ai?

  • A. Bản thân.
  • B. Gia đình
  • C. Xã hội.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 35: Trong giờ kiểm tra môn Toán em thấy bạn M đang chép tài liệu trong giờ. Trong trường hợp này em sẽ làm gì?

  • A. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài.
  • B. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm.
  • C. Mặc kệ.
  • D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.

Câu 36: Những danh nhân có đức tính siêng năng kiên trì là:

  • A. Bác Hồ
  • B. Nhà bác học Lê Qúy Đôn
  • C. Tôn Thất Tùng
  • D. A, B, C đều đúng

Câu 37: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

  • A. Xem ti vi thường xuyên .
  • B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.
  • C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.
  • D. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân.

Câu 38: Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là:

  • A. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng
  • B. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười.
  • C. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn
  • D. Không tham gia hoạt động của lớp

Câu 39: Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

  • A. Đi xe đạp hàng ba.
  • B. Đọc báo trong giờ học.
  • C. Đá bóng dưới lòng đường.
  • D. Đi học đúng giờ .

Câu 40: Việc làm thể hiện sự biết ơn là

  • A. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào
  • B. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng
  • C. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà
  • D. Em thích bẻ cây xanh trong trường

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 6, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 6 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ