Phần luyện tập
Văn biểu cảm:
Câu 1:
Tên các bài văn xuôi là văn biểu cảm ở Ngữ văn 7 Tập một như:
- (1) Cổng trường mở ra.
- (2) Mẹ tôi.
- (3) Một thứ quà của lúa non: cốm.
- (4) Sài Gòn tôi yêu.
- (5) Mùa xuân của tôi.
- ...
Câu 2:
VD: Bài Mùa xuân của tôi đã biểu đạt được những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng yêu thiên nhiên, quê hương, yêu con người... của Vũ Bằng khi ở đất phương Nam vời vợi khôn nguôi mùa xuân ở Hà Nội. Nỗi nhớ này đi cùng hoàn cảnh chia cắt đất nước thời chiến tranh chống Mĩ nên nó càng đau đáu.
Câu 3:
- Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm.
- Không miêu tả cụ thể, hoàn cảnh chính chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng, tránh tình trạng lạc đề, sa đà vào văn miêu tả
Câu 4:
- Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm là kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức.
- Từ đó khắc sâu và tạo ra những ý nghĩa trong suy nghĩ của người đọc.
Câu 5:
- Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi cả đối với một con người, sự vật, hiện tượng cần phải nêu lên được đặc điểm, tính cách, hoặc các đặc trưng của đối tượng cần biểu cảm
- Có thể lựa chọn biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp với đối tượng (bằng các hình ảnh ẩn dụ, các chi tiết, hành động của đối tượng biểu cảm)
Câu 6:
Ngôn ngữ văn biểu cảm đòi hỏi sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ như trong thơ trữ tình.
VD: Trong Mùa xuân của tôi:
Biện pháp tu từ so sánh:
- Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần (...)
- Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối... (ở đây hình ảnh so sánh (máu, mầm non) đã được miêu tả chi tiết gợi cảm, người ta gọi là lối “so sánh nối dài” có khả năng bộc lộ tình cảm đặc biệt).
Nhà văn dùng
Phép liệt kê:
- (...) đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh biếc [...] nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
- Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn sonnhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
Trong Sài Gòn tôi yêu:
- Sài Gòn cứ trẻ hoài (nhân hóa) như một cây tơ đương độ nõn nà [...]
Đây là phép liệt kê:
- Tôi yêu trong nắng sớm [...] Tôi yêu thời tiết trái chứng [...]
- Tô yêu cả đêm khuya [...] Tôi yêu phố phường náo động [...]
Câu 7:
Nội dung văn biểu cảm |
Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm... |
Mục đích biểu cảm |
Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết |
Phương tiện biểu cảm |
Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ... |
Câu 8:
Văn nghị luận
Câu 1:
Các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ văn 7, tập hai như:
(1) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
(2) Sự giàu đẹp của tiếng Việt
(3) Đức tính giản dị của Bác Hồ
(4) Ý nghĩa văn chương
....
Câu 2:
- Văn bản nghị luận xuất hiện trên báo chí dưới các dạng bài xã luận, ý kiến, các diễn đàn, blog,...
- Văn bản nghị luận xuất hiện trong đời sống và sách giáo khoa: bài tập văn nghị luận, chuyên đề văn học, các hội nghị, hội thảo...
Câu 3:
Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản sau:
- Luận điểm: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định)
- Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm
- Lập luận: các nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm
Câu 4:
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
- Các câu là luận điểm là: (a) và (d) vì: Là một câu khẳng định thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết
Câu 5:
- Theo em, người nói chưa đúng
- Với văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, người viết cần phải đưa ra những phân tích, đánh giá của mình về dẫn chứng đưa ra để người đọc có thể thấy rõ được biểu hiện của vấn đề thông qua dẫn chứng vừa nêu. Ví dụ như câu ca dao bạn trích dẫn trong bài, cần nêu rõ về âm thanh, màu sắc biểu hiện qua từ ngữ của bài ca dao; cách luyến láy, lặp lại tạo nên điều gì...
- Luận điểm và dẫn chứng là yếu tố quyết định tới chất lượng của bài văn chứng minh. Cần phải đưa ra luận điểm một cách đúng đắn, chân thực. Còn dẫn chứng phải đắt giá, liên quan trực tiếp tới vấn đề đang chứng mình.
Câu 6:
- Hai đề trên có điểm giống và khác nhau:
|
Giải thích |
Chứng minh |
Giống |
Cùng là văn nghị luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây |
|
Khác |
Làm cho người đọc hiểu rõ về câu tục ngữ: ý nghĩa câu tục ngữ; bài học rút ra từ câu tục ngữ
|
Làm người đọc tin và thừa nhận vào tính đúng đắn của câu tục ngữ
|
- Giải thích và Chứng minh có nhiệm vụ khác nhau
- Giải thích: làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích để nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người
- Chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy