Soạn giản lược bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Soạn văn 7 bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • Câu chốt thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

Câu 2:

Bài văn có bố cục ba phần:

  • Nêu vấn đề (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") 
  • Giải quyết vấn đề (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước")
  • Kết thúc vấn đề (phần còn lại)

Lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài:

  • Mờ bài: Giới thiệu về truyền thống quý báu của dân tộc ta, đó là tinh thần yêu nước.
  • Thân bài: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước qua các thời kì:
    • Lịch sử kháng chiến qua các thời đại
    • Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp

=> tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn.

  • Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực 

Câu 3:

Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về các cuộc kháng chiến trong lịch sử từ xưa đến nay.

Câu 4:

Trong bài văn, tác giả đã sử dụng một số hình ảnh so sánh: 

  •  tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,......nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
    • Tác dụng: Góp phần làm nổi bật sức mạnh phi thường, vĩ đại của tinh thần yêu nước.
  •  tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
    • Tác dụng: hình dung được giá trị của tinh thần yêu nước. 

Câu 5:

a. Câu mở đoạn là: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

Câu kết : "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc.... nồng nàn yêu nước".

b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo các trình tự:

  • Theo tuổi tác: “Từ cụ già... đến các cháu nhi đồng...”.
  • Theo quan hệ không gian: “Từ kiều bào nước ngoài đến nhân dân vùng tạm bị chiếm...”.
  • Theo quan hệ tầng lớp, gia cấp: “Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức ở hậu phương ...”.

c.  Thủ pháp liệt kê hàng loạt dẫn chứng vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa điển hình, các sự việc và con người được liên kết theo mô hình “từ …đến…” Cách viết ấy đã làm sáng tỏ lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và nhiệt tình tham gia kháng chiến cứu nước của nhân dân ta là vô cùng mạnh mẽ và  phong phú, đa dạng.

Câu 6:

  • Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, phép liệt kê, so sánh chọn lọc và đặc sắc. Đặc biệt cách sử dụng các hình ảnh so sánh khiến bài văn trở nên sinh động, gần gũi và dễ hiểu.
  • Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

Phần luyện tập

Câu 2:

Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được giữ gìn và phát huy qua các thế hệ. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, mỗi gia đình lại chuẩn bị những mâm cơm tươm tất để dâng cúng tổ tiên. Từ các kiều bào sinh sống ở mọi quốc gia trên thế giới đến các gia đình ở Việt Nam. Từ những gia đình có điều kiện sung túc đến những gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ các cụ già đến trẻ thơ đều nô nức đón chào ngày Tết, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị chu đáo mâm ngũ quả, cặp bánh chưng đặt trên bàn thờ mỗi gia đình. Dù mâm cao cỗ đầy hay giản dị, tất cả đều chứa đựng lòng thành kính và biết ơn vô hạn với tổ tiên với thế hệ con cháu hôm nay. Đó là nét văn hóa đẹp, nên gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 giản lược, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 2 giản lược được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình giúp bạn học tốt hơn.