D. Hoạt động vận dụng.
1.Chia sẻ với người thân của em cảm giác bị/được so sánh với người khác( ví dụ: với anh, chị, em trong nhà,…với các bạn trong xóm,..)
……………..
3. Có ý kiến cho rằng, truyện bức tranh của em gái tôi là một tác phẩm tự vấn lương tâm( tự hỏi lương tâm). Em thấy ý kiến đó đúng hay sai.
Bài Làm:
Bức tranh của em gái tôi quả thật là một câu chuyện khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ trong lòng về tình cảm gia đình, về những ganh ghét đố đối với người khác. Người anh khi nhìn thấy bức tranh của em gái mình đã không khỏi day dứt bởi bản thân mình trước đó đã xấu xa, luôn ganh ghét đố kị với tài năng của em gái mình mà nhiều khi đối xử với em không tốt. Trải qua mọi chuyện người anh mới nhận ra được tình cảm yêu thương, yêu quý của đứa em gái bé bỏng của mình. Bài học mà mỗi chúng ta nhận ra trong câu chuyện chính là trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn. Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm đề đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.