A. Hoạt động khởi động
1. Đọc đoạn thơ sau và thảo luận về điều tác giả muốn nhắn gửi:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Xem lời giải
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc văn bản sau: Buổi học cuối cùng
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Các nhóm trao đổi để điền vào Phiếu học tập dưới đây. Cử đại diện trình bày:
(3a) Truyện Buổi học cuối cùng có những nhân vật nào? (3b) Truyện được kể theo lời nhân vật nào? (3c) Nhân vật nào gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Vì sao? | (1).Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng |
(2) Các sự việc trong truyện diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào? | |
(4a) Vào buổi sáng sớm diễn ra buổi học cuois cùng chú bé Phrang đã thấy có đều gì khác lạ trên đường đến trường và không khí trong lớp học? (4b) Những điều khác lạ đó đã bào hiệu điều gì xảy ra? | |
(5) Ý nghĩa và tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrang diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng. | |
(6) Ý nghĩa của truyện buổi học cuối cùng là gì? |
Xem lời giải
b. Tả lại hình ảnh người thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng (chú ý làm nổi bật sự khác biệt so vo với mọi ngày?
Xem lời giải
c) Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói ấy?
Xem lời giải
d. Tìm trong truyện Buổi học cuối cùng một số câu văn sử dụng câu văn có sử dụng phép so sánh và nêu tác dụng của những phép so sánh ấy.
Xem lời giải
3. Tìm hiểu về phép nhân hóa.
Tìm phéo nhân hóa trong khổ thơ sau:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Xem lời giải
b. So sánh với cách diễn tả dưới đây, cách miêu tả sự vật hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nào?
- Bầu trời đầy mây đen
- Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới
- Kiến bò đầy đường
Xem lời giải
c. Trong các đoạn trích dưới đây, những sự vật nào được nhân hoá?
(1) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
(2) Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
(3)
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày cho ta.
(Ca dao)
Xem lời giải
d. Mỗi ví dụ trên thuộc kiểu nhân hóa nào dưới đây? Chỉ ra tác dụng của phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích.
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
- Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
- Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
Xem lời giải
4. Tìm hiểu về phương pháp tả người.
a. Đọc đoạn văn sau: (Trang 47 sgk)
b. Trao đổi để trả lời câu hỏi:
(1) Mỗi đoạn văn trên đây là tả ai?
(2) Người được tả có đặc điểm gì nổi bật?Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh nào?
(3) Đoạn văn (3) gần như là một bài văn hoàn chỉnh. Hãy xác định các phần và nêu nội dung chính của mỗi phần.
Xem lời giải
C. Hoạt động luyện tập.
1, Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha men hoặc chú bé Phrang trong buổi học cuối cùng.
Xem lời giải
2. Đọc các đoạn văn sau đây và cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn văn tạo ra bằng cách nào.Nêu tác dụng của phép nhân hóa trong miêu tả sự vật.
a. Bến càng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
(Phong Thu)
b. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. […] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trút xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
(Võ Quảng)
c. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương..... cục máu lớn.
(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)
Xem lời giải
3. Đặt câu để minh họa cho mỗi kiểu nhân hóa nêu trong Phiếu học tập dưới đây.
Các kiểu nhân hóa thường gặp | Ví dụ |
Dùng những từ ngữ vốn chỉ gọi người để gọi vật |
|
Dùng nững từ ngữ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật |
|
Trò chuyện xưng hô với vật như với người |
Xem lời giải
D. Hoạt động vận dụng.
1. Viết một đoạn văn/ đoạn thơ (khoảng 8 câu) có sử dụng phép nhân hóa để nói lên suy nghĩ tình cảm của em khi nghe những lời hát ru.
Xem lời giải
2. Xây dựng dàn ý cho các đề văn sau: Tả lại hình ảnh thầy, cô giáo của em trong ngày đầu tiên đến trường.
Xem lời giải
3. "Tiếng việt rất giàu vè đẹp". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Xem lời giải
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Sưu tầm một đoạn thơ hoặc một vài câu tục ngữ, ca dao có sử dụng phép nhân hóa.