A. Tổng quan kiến thức và phương pháp giải bài tập
- Liên kết π là liên kết kém bền vững, nên chúng dễ bị đứt ra để tạo thành liên kết với các nguyên tử khác.
- Khi có mặt chất xúc tác như Ni, Pt, Pd, ở nhiệt độ thích hợp, hiđrocacbon không no cộng hiđro vào liên kết pi.
PTTQ:
CnH2n+2-2k + kH2 → CnH2n+2
(k là số liên kết trong phân tử)
Nhận xét:
- Độ giảm số mol của hỗn hợp luôn bằng số mol H2 tham gia phản ứng.
- Tổng khối lượng chất tham gia bằng khối lượng của sản phẩm tạo thành.
1. Tác dụng với lượng vừa đủ hidro
Phương pháp giải:
- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
- Bước 2: Viết PTHH.
- Bước 3: Đặt số mol vào PTHH , tìm số mol các chất có liên quan.
- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận
Ví dụ 1: Cho V lít khí C2H4 tác dụng vừa đủ với 3,36 lít khí H2 (đktc) trong điều kiện xúc tác Ni thu được 1 sản phẩm duy nhất. Tính V.
Ta có: nH2 = $\frac{3,36}{22,4}$ (mol)
PTHH: C2H4 + H2 → C2H6
P.ư 0,15<- 0,15
=> V= VC2H4 = 0,15.22,4 = 3,36 (lit)
2. Tác dụng với H2 không hoàn toàn
- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
- Bước 2: Viết PTHH.
- Bước 3: Xác định số mol p.ư theo chất hết và nhân với hiệu suất.
- Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận
Ví dụ 2: Hỗn hợp khí X gồm 0,2 mol H2 và 0,1 mol C2H4 . Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y . Tính số % thể tích từng khí trong Y biết hiệu suất phản ứng là 80%.
PTHH: C2H4 + H2 → C2H6
Có: 0,1 0,2
=> Số mol tính theo C2H4
Theo lí thuyết: nC2H4 p/ư = 0,1 (mol)
Theo thực tế: nC2H4 p/ư = 0,1 .80% = 0,08 (mol)
=> Hỗn hợp Y gồm:
nC2H6 = nC2H4 p/ư = 0,08 (mol)
nC2H4 không pư = 0,1 – 0,08 = 0,02 (mol)
nH2 dư = 0,2 – 0,08 = 0,12 (mol)
% thể tích chính bằng phần trăm số mol
%C2H6 = $ \frac{0,08}{0,22} $.100% = 36,36%
%C2H4 = $ \frac{0,02}{0,22} $.100% = 9,1%
%H2 = 100% - 36,36% - 9,1% = 54,54%
3. Tác dụng với H2 không hoàn toàn tạo ra hỗn hợp sản phẩm có tỉ khối.
- Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
- Bước 2: Tính khối lượng của chất tham gia. Áp dụng BTKL : mSP = mtham gia
- Bước 3: Tính tổng số mol của sản phẩm.
- Bước 4: Áp dụng : nH2 p.ư = Tổng số mol sản phâm – tổng số mol tham gia.
- Bước 5: Tính toán theo yêu cầu đề bài và kết luận
Ví dụ 3: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Tính số mol H2 phản ứng?
Ta có: mX = mH2 + mVinylaxetilen = 0,3.2 + 0,1.52 = 5,8 (g)
Ta có: d(Y/kk) = $ \frac{M_Y}{29}$ = 1 => MY = 29 (g/mol)
Mặt khác ta có : mY = mX = 5,8 (g)
=> nY = 0,2 (mol)
=> nH2 = (0,3 + 0,1) – 0,2 = 0,2 (mol)