Việt Nam đang ở vị trí nào trong công nghệ phần mềm thế giới?

Nếu bạn mới bước vào học ngành công nghệ thông tin thì bài viết này rất hữu ích. Công nghệ thông tin được xem là một ngành có môi trường phẳng, sự kết nối mạng không có biên giới ngăn cách. Vậy thì có bao giờ bạn tự hỏi : Người Việt mình đang ở vị trí nào trong công nghệ phần mềm của thế giới? Cơ hội việc làm và sự cạnh tranh sẽ như thế nào khi bạn ra trường.

Việt Nam mình là nước đang phát triển, công nghệ thông tin du nhập vào mình cũng muộn. Đó là sự thiệt thòi khá lớn với chúng ta - những người đang hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tốc độ phát triển công nghệ thông tin ở nước ta lại rất nhanh. Cùng tìm hiểu xem công nghệ phần mềm ở nước mình đang như thế nào nhé.

Trước hết, bạn cần hiểu làm việc trong ngành công nghệ phần mềm là làm gì? Hiểu một cách đơn giản đó là lập trình. Công việc của bạn là lập trình: có thể là lập trình phần mềm, website, ứng dụng, app điện thoại....

1. Nhân sự ở Việt Nam chủ yếu là gia công phần mềm

Gia công là từ gọi cho hoa mỹ còn thực chất là đi làm thuê. Các thị trường chúng ta làm thuê là: EU, Australia, Mỹ, Nhật Bản. Do đặc thù của ngành công nghệ thông tin: có thể làm việc qua mạng. Nên các bạn không phải đi đến tận nơi nước họ. Nếu đi thì chỉ là những người quan trọng đi rồi nhận dự án về. Công việc của các bạn là ở văn phòng tại Việt Nam. Sau đó, họ bảo gì thì làm nấy. Nói đến đi làm thuê như vậy, các bạn có cảm thấy nhục không? Có tự đặt câu hỏi là: tại sao chúng ta không tự làm cho mình mà phải đi làm thuê? Mình sẽ trả lời câu thứ 2 trước. Chúng ta đi làm thuê vì họ có ý tưởng có thể kiếm ra tiền và muốn thuê chúng ta làm cho rẻ. Vì nhân sự công nghệ thông tin ở các nước trên rất đắt. Nhưng các bạn nên nhớ rằng, những người làm thuê cho nước ngoài là những người khá đấy. Ngoài lập trình tốt, còn yêu cầu các bạn biết thêm ngoại ngữ nữa. Ít nhất phải là tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Chứ đừng tưởng đi làm thuê mà dễ ăn. Làm trong môi trường như vậy, lương các bạn dao động trong khoảng 500$ đến 1000$. Tùy vào khả năng của mỗi người. Ở Việt Nam một số công ty gia công phần mềm lớn như: FPT, Seata, luxcer.... Trên thế giới có khá nhiều nước thực hiện công việc gia công phần mềm, nhưng nhân sự Việt Nam được đánh giá khá tốt. Có trình độ và giải quyết công việc trôi chảy. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải đó là sức khỏe yếu, không chịu được áp lực làm việc cao. Người Tây làm việc khỏe lắm, họ có thể làm việc 1 ngày 12 đến 14 tiếng là bình thường và họ làm việc nghiêm túc. Mấy ông Việt Nam mình làm 8 tiếng là may lắm rồi, kiệt sức. Đã thế, trong giờ làm việc nào là giải lao, nào là Zalo, facebook....Từ đó bạn sẽ hiểu được câu hỏi thứ nhất nếu như bạn vẫn còn tiếp tục muốn hỏi? Tại sao chúng ta không làm cho mình ư? Giá thuê nhân sự của chúng ta quá bèo: tầm 3 triệu đến 6 triệu 1 tháng là cùng. Đã thế, khi làm việc thì đi copy, nhặt nhạnh lung tung, tạo ra sản phẩm không hoàn thiện. Chính vì thế khi tung sản phẩm ra thị trường có ai muốn dùng hàng của người Việt. Rồi còn chuyện đi phá giá nhau nữa chứ. Đó bạn có muốn tự làm cho mình nữa không? Nếu bạn biết nhục là tốt. Biết nhục để rồi suy nghĩ được cái gì lớn lao, tạo ra những sản phẩm chất lượng thì tự dâng khách hàng sẽ đến thôi. Nhưng tự làm phần mềm, bạn phải đối diện với nhiều vấn đề. Đầu tiên là phải có kế hoạch, chiến lược rõ ràng. Thứ 2 là đối mặt với vấn đề cơm áo gạo tiền. Tiếp đến nữa là tư duy logic...Chính vì lẽ trên mà các công ty ở Việt Nam hiện nay chọn con đường đi làm thuê.

2. Cơ hội, thách thức của các bạn sinh viên khi ra trường

Hiện nay, mặt bằng lương công nghệ thông tin đang ở top trên so với các ngành khác. Lương trung bình của các bạn ra trường 3-> 5 năm thường trên 10 triệu/thang. Đó là con số tương đối cao rồi. Nhưng các bạn nên hiểu rằng. Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các trường đều đào tạo công nghệ thông tin. Nhân sự tung ra thị trường rất nhiều. Theo thông kê thì chưa đến 30% các bạn ra trường tiếp tục đi theo con đường công nghệ thông tin. ĐIều đó nói lên rằng? Đi theo con đường công nghệ thông tin tuy tương lai tốt đấy. Nhưng nó không dành cho số đông. Sau khi ra trường, thường làm được 1 năm các bạn bỏ nghề đi theo nghề khác. Vì ra trường đã biết làm gì đâu nên bị trả lương rất thấp, không đủ ăn. Từ đó, sinh ra chán nản. Đã thế học công nghệ thông tin tương đối khó và đòi hỏi tính kiên trì. Nếu bạn quyết tâm theo đuổi thì bắt đầu đên năm thứ 3 mới ổn 1 chút. Đến năm thứ 4, lúc đó mức lương của các bạn sẽ được nhiều người khác mơ ước. Để đi đến lúc này, bạn phải hiểu là 100 người sẽ bị chọn lọc tự nhiên và chỉ lấy 30 người trong đó thôi đấy. Nếu bạn đọc bài này, mình hi vọng 4 năm sau sẽ gặp lại các bạn trong ngành công nghệ thông tin. Vì lúc đó bạn chưa giàu nhưng bạn đã có thu nhập tốt. Mình thích làm bạn với những người có thu nhập cao

3. Một số phần mềm nổi tiếng của người Việt

Nói như trên không có nghĩa là không có người Việt nào tự làm phần mềm. Có thì có nhưng ít lắm. Sau đây là 1 số phần mềm có tiếng do người Việt mình làm.

  • Unikey: đó là bô gõ tiếng Việt chúng ta thường gõ hằng ngày trên máy tính đó. Phần mềm Unikey do anh Phạm Kim Long tốt nghiệp loai giỏi trường đại học bách khoa Hà Nội làm. Anh tốt nghiệp khóa 1991-1996. Anh Long bắt đầu viết phần mềm này vào năm 1994. Nhưng tận tới năm 2000 sau nhiều lần sửa đổi mới được người dùng đón nhận. Hiện nay, hầu như máy tính nào chúng ta cũng sử dụng phần mềm Unikey.
  • Phần mềm diệt virut bkav. Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã dùng qua phần mềm này rồi. Chức năng của nó là diệt virut. Bkav do tập đoàn Bkav của anh Dương Tử Quảng làm ra. Anh Quảng cũng tốt nhiệp ở Bách Khoa. Tuy còn hạn chế, nhưng Bkav là tiếng Việt nên dễ dùng, cũng diệt được kha khá virut nên rất phù hợp cho những người không thông thạo máy tính. Hiện nay, thị trường có rất nhiều phần mềm diệt virut và tốt hơn hẳn Bkav nên mọi người ít dùng Bkav hơn.
  • website: thachpham.com. Đó là 1 trang web về thủ thuật làm web bằng CMS wordpress. Thạch phạm còn rất trẻ, cậu ấy sinh năm 1992. Nhưng thu nhập của bạn ấy cũng khiến nhiều bạn mong ước. 

Còn và còn rất nhiều phần mềm khác nữa. Mình không thể kể hết được. Tuy nhên bạn hãy tưởng tượng khoảng 1000 người ra trường thì chưa đến 300 người tiếp tục đi theo con đường công nghệ thông tin. Và trong 300 người đó có khoảng 10 người tự làm cho mình. Đó, bạn đã hiểu tất cả rồi chứ. Nếu đã đọc đến bài này và đã đọc đến đây, mình hi vọng các bạn học trong ngành công nghệ thông tin phải cố gắng thật nhiều. Để sau này ra trường, các bạn trở thành những nhân sự tốt. Đầu tiên là giúp cho chính các bạn, sau đó là ngành công nghệ thông tin nước nhà. Chúng ta sẽ có 1 ngành công nghệ thông tin vững mạnh, lúc đó không phải đi làm thuê cho bố con thằng nào nữa hết. Xã hội càng phát triển thì càng cần nhiều ứng dụng công nghệ thông tin. Xin chào và hẹn gặp lại. Thank you!

Xem thêm các bài Thủ thuật hay, hay khác: