Ngày 3/11/1983 virut máy tính đầu tiên xuất hiện. Kể từ đó, một loạt các chủng loại virut đã phát triển 1 cách chóng mặt và ngày càng tinh vi. Đi kèm với đó là công nghệ ngăn ngừa và tiêu diệt virut cũng phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi, cố gắng tóm tắt để bạn có được cái nhìn tổng quan về virut máy tính
Bài viết gồm 6 phần:
- Virut máy tính là gì?
- Dấu hiệu máy tính bị nhiễm virut
- Các con đường lây nhiễm virut máy tính
- Cách xử lý khi máy tính bị nhiễm virut
- Cách phòng tránh để máy tính không nhiễm virut:
- Cách lưu trữ dữ liệu an toàn tránh bị virut làm hỏng
1. Virut máy tính là gì:
Virut máy tính là những đoạn mã, những chương trình chạy ẩn trong máy tính mà mục đích của chúng là gây hại máy tính. Loại virut thường gặp và thông dụng nhất là loại virut làm hỏng các chương trình trong máy tính, phá hoại các file dữ liệu quan trọng. Làm người dùng không sử dụng được máy tính hoặc làm biến, mất hư hại các file dữ liệu. Loại virut cấp cao là loại virut mà khi máy tính bị nhiễm sẽ làm cho người ngoài có khả năng điều khiển, sử dụng và lấy cắp dữ liệu trên máy tính của mình. Bất kỳ máy tính nào cũng có thể nhiễm virut.
2. Dấu hiệu máy tính nhiễm virut
Làm sao để chúng ta nhận ra máy tính mình đã bị nhiễm virut?
- Khi máy tính nhiễm virut thì quá trình xử lý của máy tính bị chậm đi. Bạn cảm thấy máy tính chậm như rùa, chạy ì ạch. DÙng máy tính cảm thấy rất ức chế. Khi nhiễm virut một vài chương trình có thể không sử dụng được.
- Cũng có trường hợp virut ăn mất file dữ liệu nên bạn không thể tìm thấy dữ liệu mình đã lưu dữ trước đây. Trong trường hợp nặng hơn, máy tính của bạn có thể không khởi động được, hoặc khởi động đi khởi động lại hoài.
3. Các con đường lây nhiễm virut máy tính
Vì sao máy tính của bạn bị nhiễm virut? Virut lây lan thông qua các con đường sau:
- Bạn copy dữ liệu dữ liệu: có thể từ USB, share mạng nội bộ.... Bạn sử dụng USD để đi copy dữ liệu từ 1 máy tính khác đã bị nhiễm virut. Khi bạn lấy dữ liệu từ USD đó, máy tính của bạn sẽ bị nhiễm virut theo
- Bạn lên mạng click vào các trang linh tinh, không rõ nguồn gốc. Hoặc bạn tải những phần mềm trên mạng có chứa virut. Hiện nay, để tải, download phần mềm bạn chỉ cần lên google tìm kiếm. Sau khi search 1 loạt các trang web tải phần mềm sẽ hiện ra cho bạn lựa chọn. Có những trang download phần mêm an toàn, nhưng cũng có những trang phần mềm bị gắn virut trong đó. Lời khuyên: để tải phần mềm, bạn lên các trang mà nhà sản xuất cung cấp để download nhé. Như thế sẽ luôn an toàn, download được phần mềm mới nhất mà không bị virut.
4. Cách xử lý khi máy tính bị nhiễm virut
Khi máy tính bị nhiễm virut bạn cần làm gì?
- Đầu tiên, sử dụng các phần mềm diệt virut để quét và diệt các virut cho máy tính. Có rất nhiều phần mềm diệt virut miễn phí trên mạng. Bạn hãy download về cài lên và tiến hành diệt. Mình thì thường dùng Avira - nó gọn nhẹ và quét hiệu quả. Bạn có thể tải avira tại đây. Nhớ rằng, khi quét virut bạn không nên chạy bất cứ chương trình gì. Cứ để yên cho máy tính quét. Sau khi quét xong, bạn làm gì thì lúc đó hãy làm.
- Nếu bị nhiễm virut nặng thì cách tốt nhất là cài lại win cho máy tính. Cách này sẽ diệt được tận gốc virut. Nếu bạn nào biết cài lại win thì tốt nhất nên dùng cách này. Khoảng 30 phút là xong. Sau đó máy tính sẽ chạy cực nhanh. Nếu bạn nào không biết cài thì ra quán, nhờ họ cài lại. Chi phí cài win chỉ mất 80k thôi nhé. Ở nhiều nơi mình không biết, nhưng ở Hà Nội có 1 địa chỉ cài lại win không mất tiền. Đó là công ty Gia Long ở gần trường thương mại. Địa chỉ cụ thể mình không nhớ. Đến gần trường thương mại hỏi chắc người ta chỉ cho. Lưu ý 1 một điều là khi cài lại win những gì lưu trong ổ C và ngoài màn hình sẽ bị mất hết.
5. Cách phòng tránh để máy tính không nhiễm virut:
- Cài 1 phần mềm diệt virut cho máy. Nhớ chỉ là 1 phần mềm thôi nhé. Avira chẳng hạn
- Trước khi copy dữ liệu từ USB phải tiến hành diệt Virut cho USB đã
- Download phần mềm tại địa chỉ nhà cung cấp chính hãng
6. Cách lưu trữ dữ liệu an toàn tránh bị virut làm hỏng
Như ban đầu mình đã nói, bất cứ máy tính nào cũng có thể bị nhiễm virut. Vì vậy, khi lưu trữ dữ liệu bạn không lưu trữ ở ổ C, ngoài màn hình. Thứ 2, nên tiến hành lưu trữ online. Có rất nhiều dịch vụ cho phép bạn lưu trữ dữ liệu online miễn phí. như dropbox, google, mediafire.....Bạn lưu trên đó chả bao giờ sợ mất hết. Virut chứ cha của virut cũng không làm gì được dữ liệu của bạn
Kết luận: Lúc sinh viên mình thấy virut là vấn đề rất lớn, máy tính của mình hồi đó rất hay bị nhiễm virut. Nhưng giờ ra trường đi làm, mình thấy vấn đề virut không quá quan tâm. Mình biết cách lưu dữ liệu online, cài win nhanh chóng. Thực ra, bây giờ máy tính của mình còn không cài phần mềm diệt virut luôn. Thế mà máy tính cứ chạy ầm ầm, không bị nhiễm virut gì hết. Nguyên nhân lây nhiễm thì bạn biết rồi, không tiếp xúc với nguồn bệnh thì sao có thể nhiễm virut được. Chúc các bạn luôn là người sử dụng máy tính thông thái nhé.