Câu 2: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:
- Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì?
- Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy chiếu về ẩn dụ như ở Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của ai? (Căn cứ vào đoạn văn gồm những câu hỏi; đoạn nói về cảnh tượng mà "bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến", câu văn miêu tả gương mặt Phăng-tin kèm theo lời bình luận của tác giả)
Bài Làm:
- Những so sánh và ẩn dụ về nhân vật Gia-ve:
- Bộ mặt gớm ghiếc,
- Đôi mắt ánh lên những tia độc ác, phóng vào tội nhân như cái móc sắt kéo giật vào bao kẻ khốn khổ,
- Cách xưng hô: Mày - tao, tao - con đĩ, đồ khỉ, lũ gái điếm
- Giọng điệu: “...Có cái gì man rợ và điên cuồng...”
- Hành động: “hét lên”, “nắm lấy cổ áo ông thị trưởng”, “giậm chân”, “túm lấy cổ áo và ca - vát của Giăng Van - giăng”
Tất cả những chi tiết ấy khiến nhân vật Gia-ve quy chiếu về hình ảnh ẩn dụ của một con thú dữ tợn, nham hiểm, độc ác, không có nhân tính.
- Với Giăng Van-giăng, tuy không sử dụng hệ thống hình ảnh so sánh quy chiếu về ẩn dụ như Gia-ve nhưng qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, ta có thế thấy:
- Để cứu Phăng-tin, một người vô tội, Giăng Van-giăng đã buộc phải thú tội
- Giăng Van-giăng lặng người ngồi ngắm nhìn Phăn-tin, chỉnh sửa lại đầu tóc, áo, vuốt mắt cho chị rồi cúi xuống thì thầm điều gì vào tai Phăng-tin
Ta có thể thấy Giăng Van-giăng là hiện thân của một con người vì tình thương, vì chính nghĩa dù có phải hi sinh bản thân mình.