Luyện tập
Bài tập: trang 121 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Đọc các văn bản (SGK) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy. Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu hỏi:
a) Hãy tìm hai đoạn văn có cấu trúc ( cách tổ chức) câu, hình tượng tượng tương tự nhau của bài thơ Nơi dựa
b) Những hình tượng ( người đàn bà- em bé, người chiến sĩ - bà cụ già) gợi lên những suy nghĩa gì trong cuộc sống?
(2)
THỜI GIAN
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
(Văn Cao, lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)
a) Theo anh chị, các câu sau chứa hàm chứa ý nghĩa gì?
- Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng nước sỏi
trong lòng giếng cạn
-Riêng những câu hát
còn xanh
So sánh đối với hai câu mở đầu bài, chú ý từ xanh)
-Và đôi mắt e
như hai giếng nước
b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói điều gì?
(3)
MÌNH VÀ TA
Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình
Sâu thẳm mình ư, lại là ta đấy!
Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy
Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.
(Chế Lan Viên, Ta gửi cho mình, NXB Tác phẩm mới Hà Nội, 1986)
a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1,2
b) Nói rõ quan hệ của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3,4.