Hướng dẫn giải & Đáp án
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ SỐ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đến năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã:
- A. Lật đổ được chính quyền chúa Nguyễn
- B. Chiếm được Lan Xang
- C. Làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
- D. Hợp lực với quân phản Thanh phục Minh ở phương Bắc tấn công chính quyền chúa Trịnh.
Câu 2: Nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm vào năm nào?
- A. 1771
- B. 1777
- C. 1785
- D. 1802
Câu 3: Căn cứ ban đầu của nghĩa quân do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chỉ huy là ở đâu theo bản đồ hiện nay?
- A. Đống Đa, Hà Nội
- B. Vinh, Nghệ An
- C. An Khê, Gia Lai
- D. Cần Thơ
Câu 4: Quân Tây Sơn đã giải phóng kinh thành Thăng Long, quét sạch quân xâm lược Thanh, bảo vệ được nền độc lập của đất nước chỉ trong vòng mấy ngày?
- A. 5 ngày
- B. 15 ngày
- C. 50 ngày
- D. 250 ngày
Câu 5: Cuối năm 1788, nhà Thanh cử ai đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta?
- A. Niên Canh Nghiêu
- B. Ngao Bái
- C. Tôn Sĩ Nghị
- D. Ngô Tam Quế
Câu 6: Nghĩa quân Tây Sơn dùng danh nghĩa gì khi tấn công ra Thăng Long?
- A. Phù Lê diệt Trịnh
- B. Thống nhất giang sơn
- C. Giải phóng đất nước
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Từ giữa thế kỉ XVIII, do cuộc sống ngày càng cơ cực nên nỗi bất bình, oán hận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong:
- A. Ngày càng giảm đi
- B. Ngày càng dâng cao
- C. Làm cho người dân không còn làm ăn gì nữa.
- D. Làm cho Đàng Ngoài trở nên mạnh hơn.
Câu 8: Trước thế mạnh của quân Thanh, quân Tây Sơn đã:
- A. Thực hiện kế hoạch rút khỏi Thăng Long, lui về phòng thủ phía nam
- B. Chống trả kiên cường, thề chết bảo vệ Tổ quốc
- C. Đầu hàng vô điều kiện
- D. Lừa quân Thanh về nước
Câu 9: Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì?
- A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.
- B. Phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
- C. Phong trào nhờ tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.
- D. Cả A và B.
Câu 10: Sự kiện nào sau đây không đúng vào ngày 30/01/1789?
- A. Sáng sớm, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quang Trung tấn công đồn Ngọc Hồi
- B. Sáng sớm, đạo quân của Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa
- C. Khi bị tấn công, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Niên Canh Nghiêu nghe tin đại bại cũng vội vã bỏ trốn.
- D. Đến trưa, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long.
Xem lời giải
ĐỀ SỐ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm vào năm nào?
- A. 1771
- B. 1777
- C. 1785
- D. 1802
Câu 2:Căn cứ ban đầu của nghĩa quân do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chỉ huy là ở đâu theo bản đồ hiện nay?
- A. Đống Đa, Hà Nội
- B. Vinh, Nghệ An
- C. An Khê, Gia Lai
- D. Cần Thơ
Câu 3: Quân Tây Sơn đã giải phóng kinh thành Thăng Long, quét sạch quân xâm lược Thanh, bảo vệ được nền độc lập của đất nước chỉ trong vòng mấy ngày?
- A. 5 ngày
- B. 15 ngày
- C. 50 ngày
- D. 250 ngày
Câu 4: Cuối năm 1788, nhà Thanh cử ai đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta?
- A. Niên Canh Nghiêu
- B. Ngao Bái
- C. Tôn Sĩ Nghị
- D. Ngô Tam Quế
Câu 5:Thất bại trước quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã:
- A. Cầu cứu vua Xiêm
- B. Theo thuyền buôn nước ngoài trốn đi
- C. Chỉ huy quân Trịnh phản công
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Nghĩa quân Tây Sơn đã dùng chiến thuật nào để đối đầu với quân Xiêm?
- A. Nhử đối phương vào trận đại mai phục rồi tập kích bất ngờ
- B. Vườn không nhà trống
- C. Đánh trực diện
- D. Trận đồ bát quái
Câu 7:Trong lần tiến quân năm 1777 của nghĩa quân Tây Sơn thì:
- A. Chúa Nguyễn bị bắt, giết, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát.
- B. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
- C. Quân Tây Sơn bị quân Nguyễn mai phục, chết gần hết.
- D. Cả A và B.
Câu 8: Từ giữa thế kỉ XVIII, do cuộc sống ngày càng cơ cực nên nỗi bất bình, oán hận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong:
- A. Ngày càng giảm đi
- B. Ngày càng dâng cao
- C. Làm cho người dân không còn làm ăn gì nữa.
- D. Làm cho Đàng Ngoài trở nên mạnh hơn.
Câu 9: Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì?
- A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.
- B. Phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
- C. Phong trào nhờ tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.
- D. Cả A và B.
Câu 10: Sự kiện nào sau đây không đúng vào ngày 30/01/1789?
- A. Sáng sớm, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quang Trung tấn công đồn Ngọc Hồi
- B. Sáng sớm, đạo quân của Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa
- C. Khi bị tấn công, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Niên Canh Nghiêu nghe tin đại bại cũng vội vã bỏ trốn.
- D. Đến trưa, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long.
Xem lời giải
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (6 điểm): Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn.
Câu 2 (4 điểm): Trình bày khái quát tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII theo mẫu dưới đây:
- Triều đình:
- Quan lại:
- Nông dân:
- Các tầng lớp khác:
Xem lời giải
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (6 điểm): Hãy mô tả thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn.
Câu 2 (4 điểm): Hãy cho biết vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến?
Xem lời giải
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ SỐ 5
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thất bại trước quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã:
- A. Cầu cứu vua Xiêm
- B. Theo thuyền buôn nước ngoài trốn đi
- C. Chỉ huy quân Trịnh phản công
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Cuối năm 1788, nhà Thanh cử ai đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta?
- A. Niên Canh Nghiêu
- B. Ngao Bái
- C. Tôn Sĩ Nghị
- D. Ngô Tam Quế
Câu 3: Trong lần tiến quân năm 1777 của nghĩa quân Tây Sơn thì:
- A. Chúa Nguyễn bị bắt, giết, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát.
- B. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ
- C. Quân Tây Sơn bị quân Nguyễn mai phục, chết gần hết.
- D. Cả A và B.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII?
- A. Chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu.
- B. Bộ máy quan lại các cấp ngày càng tinh giản nhưng tình trạng tham nhũng thì lại gia tăng.
- C. Ở các thôn, ấp, ruộng đất của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.
- D. Chế độ tô thuế, lao dịch đè nặng lên đời sống nhân dân.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Mô tả những nét chính (thời gian, người lãnh đạo, địa điểm, cách đánh trận, kết quả) về trận Rạch Gầm – Xoài Mút. Thắng lợi này có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
Câu 2: Em có đánh giá gì về vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
Xem lời giải
ĐỀ SỐ 6
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm vào năm nào?
- A. 1771
- B. 1777
- C. 1785
- D. 1802
Câu 2: Cuối năm 1788, nhà Thanh cử ai đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta?
- A. Niên Canh Nghiêu
- B. Ngao Bái
- C. Tôn Sĩ Nghị
- D. Ngô Tam Quế
Câu 3: Trước thế mạnh của quân Thanh, quân Tây Sơn đã:
- A. Thực hiện kế hoạch rút khỏi Thăng Long, lui về phòng thủ phía nam
- B. Chống trả kiên cường, thề chết bảo vệ Tổ quốc
- C. Đầu hàng vô điều kiện
- D. Lừa quân Thanh về nước
Câu 4: Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì?
- A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.
- B. Phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
- C. Phong trào nhờ tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.
- D. Cả A và B.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy cho biết cuộc tiến công của Nguyễn Huệ ra Bắc trong những năm 1786 – 1788 đạt được kết quả như thế nào?
Câu 2: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế có ý nghĩa gì đối với chiến thắng?