Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

<p>Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện</p>

   A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

       Câu 1 (0,25 điểm). Mâu thuẫn hàng đầu cần phải giải quyết trong xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp là mâu thuẫn giữa

       A. toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cai trị.        

       B. nông dân với giai cấp địa chủ và tay sai của Pháp.     

       C. công nhân với địa chủ người Việt và thực dân Pháp.

       D. các thế lực tay sai của Pháp với nhân dân lao động.   

       Câu 2 (0,25 điểm). Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương cứu nước bằng cải cách, canh tân là:

       A. Phan Bội Châu.      

       B. Phan Châu Trinh.

       C. Phan Đình Phùng.

       D. Tôn Thất Thuyết.

       Câu 3 (0,25 điểm). Những lực lượng xã hội mới nào xuất hiện ở Việt Nam do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914)?

       A. Công nhân, nông dân, tư sản.      

       B. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

       C. Nông dân, địa chủ, bình dân thành thị.     

       D. Tiểu tư sản, địa chủ, công nhân.   

       Câu 4 (0,25 điểm). Năm 1906, Phan Châu Trinh có hoạt động yêu nước nào sau đây?

       A. Thành lập Hội Duy tân, sau đó đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập.       

       B. Trực tiếp lãnh đạo nhân dân trong phong trào chống thuế ở Trung Kì.      

       C. Gửi thư cho chính phủ thuộc địa vạch trần chế độ phong kiến thối nát.

       D. Yêu cầu Pháp xóa bỏ chính sách cai trị, trả lại nền độc lập cho Việt Nam.     

       Câu 5 (0,25 điểm). Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh/ thành phố nào?

       A. Thành phố Hải Phòng.  

       B. Tỉnh Quảng Ninh.          

       C. Tỉnh Khánh Hòa.      

       D. Tỉnh Kiên Giang.     

       Câu 6 (0,25 điểm). Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, một nước ven biển có 5 bộ phận của vùng biển theo thứ tự lần lượt là:  

       A. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

       B. nội thủy, cửa khẩu, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.     

       C. nội thủy, lãnh hải, mốc quốc giới, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.     

       D. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, đường cơ sở, thềm lục địa.  

       Câu 7 (0,25 điểm). Tài nguyên biển đảo Việt Nam bao gồm:

       A. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản.   

       B. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên năng lượng.       

       C. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật.        

       D. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đặc biệt.    

       Câu 8 (0,25 điểm). DOC là tên viết tắt tiếng Anh của văn bản:

       A. Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.   

       B. Luật Biển Việt Nam năm 2012.  

       C. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

       D. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.    

       B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (1,5 điểm). Nêu những thuận lợi, khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích của hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

       Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao trong những năm 1905 – 1908, Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản đánh đuổi thực dân Pháp, đến năm 1911 lại sang Trung Quốc hoạt động?

       Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tạo điều kiện trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới đầu thế kỉ XX . Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
A C B C C A C C

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1:

 Những thuận lợi, khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

 - Thuận lợi:

+ Việt Nam đã kí kết phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hợp quốc tế về Luật Biển năm 1982 để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. 

+ Năm 2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển Việt Nam để phục vụ cho việc: sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.  

+ Việt Nam đã kí kết Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, tích cực tham gia xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).  

+ Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định, điều ước quốc tế với các nước hữu quan về phân định biên giới trên biển nhằm xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển. 

+ Đông Nam Á là khu vực hòa bình, ổn định về chính trị và an ninh đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

 - Khó khăn: Biển Đông là khu vực rộng lớn, có liên quan tới nhiều quốc gia, hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề vi phạm chủ quyền, tranh chấp chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực.

Câu 2:

Trong những năm 1905 – 1908, Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản đánh đuổi thực dân Pháp, đến năm 1911 lại sang Trung Quốc hoạt động, vì:

+ Ông hi vọng Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng” sẽ giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp để giành độc lập. 

+  Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và các thanh niên Việt Nam về nước (1908), ông không còn tin tưởng vào người Nhật nữa.  

- Năm 1911, Phan Bội Châu lại sang Trung Quốc hoạt động vì:  

+ Năm 1911, cuộc Cách mạng Tân Hợi bùng nổ ở Trung Quốc, do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Cuộc cách mạng này đã lật đổ được triều đình Mãn Thanh, thành lập nền Cộng hòa Trung Hoa Dân quốc, mở đường cho nền kinh tế tư bản phát triển. 

+ Phan Bội Châu có cảm tình với tư tưởng “Tam dân” (Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung Sơn. Ông đã quyết định đi theo chủ nghĩa “Tam dân” nhưng vẫn chủ trương dùng bạo lực để đánh Pháp. 

Câu 3:

* Em đồng ý với ý kiến: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới đầu thế kỉ XX

 Giải thích:

- Thứ nhất, sau khi đàn áp phong trào Cần Vương, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp tập trung cướp đoạt ruộng đất, khai thác mỏ, xây dựng hệ thống giao thông … tác động đến nước ta đưa đến những chuyển biến về kinh tế và xã hội. 

- Thứ hai, chuyển biến kinh tế: có cấu kinh tế Việt Nam có sự thay đổi, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa  từng bước du nhập vào Việt Nam bên cạnh phương thức bóc lột phong kiến vẫn duy trì tạo cơ sở kinh tế cho sự du nhập khuynh hướng cứu nước mới.  

- Thứ ba, chuyển biến về xã hội: Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến… Các giai cấp cũ của xã hội thực dân Pháp vẫn muốn tồn tại và có sự phân hóa, những lực lượng xã hội mới, giai tầng mới xuất hiện như giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản… 

=> Như vậy, những chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam đã tạo cơ sở kinh tế, xã hội bên trong để tiếp nhận những tư tưởng dân chủ tư sản ở bên ngoài … làm cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam ở đầu thế kỉ XX phát triển theo xu hướng mới – khuynh hướng dân chủ tư sản.

Xem thêm các bài Đề thi lịch sử và địa lí 8 Cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi lịch sử và địa lí 8 Cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.