I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Sử thi
Sử thi (còn gọi là anh hùng ca) là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, bằng văn vấn hoặc văn xuôi kết hợp văn vần, xây dựng những hình tượng hào hùng, kì vĩ để kể về những người anh hùng, những sự kiện lớn có ý nghĩa trọng đại với dân tộc, diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
2. Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, nhân vật, lời người kể chuyện và nhân vật
- Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.
- Cốt truyện của sử thi là chuỗi sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.
- Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.
- Nội dung của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.
- Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.
- Phân loại: sử thi có 3 loại:
+ Sử thi anh hùng dân gian
+ Sử thi cổ điển
+ Sử thi anh hùng
3. Đọc văn bản
- Thể loại: Sử thi
- Những sự kiện chính trong văn bản:
+ Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây giao đấu để cứu người vợ của mình.
+ Dân làng mở tiệc ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn.
- Lời người kể chuyện là lời của người đứng ra thuật lại câu chuyện.
- Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của các nhân vật (Đăm Săn, Ông Trời) hoặc thể hiện qua đối thoại, độc thoại.
- Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu đến “Đăm Săn giết chết Mtao Mxây”: Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng với phần thắng thuộc về Đăm Săn.
+ Phần 2: tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”: Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
+ Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hình tượng nhân vật Đăm Săn và Mtao Mxây
- Nhân vật Mtao Mxây:
+ Trông dữ tợn như một vị thần.
+ Đóng 1 cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dài nút.
+ Đi từ nhà trong ra nhà ngoài.
+ Dáng tần ngần do dự, bước đi đắn đo.
- Nhân vật Đăm Săn:
+ Đăm Săn rung múa khiêng… chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
+ Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội.
+ Chành múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc.
+ - Là người có khả năng “ ăn không biết no, nói chuyện không biết chán”.
=> Đăm Săn được miêu tả với những đặc điểm nổi bật về tài năng, sức mạnh và ý chí.
2. Đăm Săn trong trận chiến với Mtao Mxây
Hiệp đấu |
Diễn biến – Kết quả |
1 |
+ Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên -> Điều này thể hiện bản lĩnh của chàng. + Mtao Mxây đã lộ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn nói những lời huênh hoang. |
2 |
+ Đăm Săn múa khiên làm cho Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy với bước cao bước thấp -> thể hiện sức mạnh của Đăm Săn và sự yếu sức của Mtao Mxây. + Mtao Mxây cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu -> càng yếu sức + Đăm Săn cướp được miếng trầu -> sức mạnh của chàng tăng lên. |
3 |
+ Đăm Săn múa dũng mãnh và đuổi theo Mtao Mxây. + Đăm Săn đâm trúng áo Mtao Mxây nhưng không thủng được áo hắn. Chàng phải cầu cứu thần linh. |
4 |
+ Đăm Săn được thần linh giúp sức. + Chàng đuổi theo và giết chết kẻ thù. |
- Trận chiến đã thể hiện ở Đăm Săn
lả người có tài năng, sức lực, phẩm chất và phong độ. Đòi vợ chỉ là cái cớ, cao hơn chính là mở mang bờ cõi, làm nổi uy danh cộng đồng -> Đăm Săn là một nhân vật anh hùng sử thi đích thực.
3. Thái độ của mọi người đối với chiến thắng của Đăm Săn
* Dân làng Mtao Mxây
- Ba lần Đăm Săn kêu gọi thì cả ba lần mọi người đều hưởng ứng (số 3 tượng trưng cho số nhiều): “Không đi sao được, tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai.”
-> Họ nhất trí xem Đăm Săn là tù trưởng, là anh hùng của họ.
- Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau, biến đổi, phát triển
-> Qua ba lần hỏi – đáp, lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ đối với Đăm Săn ngày càng được tô đậm.
- Mọi người cùng ra về theo Đăm Săn đông vui như đi hội: “Đoàn người đông như bầy cà tông, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối.”
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng cá nhân anh hùng đối với cộng đồng, bộ tộc.
+ Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng => Đây cũng là biểu hiện của ý thức dân tộc.
* Thái độ của dân làng Đăm Săn
- Hân hoan chào đón người anh hùng chiến thắng trở về
- Đồng lòng hưởng ứng lời kêu gọi của tù trưởng: mở tiệc ăn mừng chiến thắng -> phấn khởi, vui mừng, tự hào
* Thái độ của các tù trưởng xung quanh
- “Nhà Đăm Săn...các vị tù trưởng đều từ phương xa đến” -> kéo đến ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn như ăn mừng chiến thắng của chính mình
=> Người anh hùng được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối
4. Cảnh ăn mừng chiến thắng
- Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả hòa vào cùng với dân làng trong niềm vui chiến thắng:
+ Đông vui nhộn nhịp
+ Ăn mừng hoành tráng
- Đăm Săn: nằm trên võng, tóc thả trên sàn -> hiện lên ngoài vẻ đẹp hình thể còn là sức mạnh uy vũ, vô biên trong con mắt ngưỡng mộ của dân làng -> cách miêu tả phóng đại tạo ấn tượng với độc giả.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – ý nghĩa
- Văn bản miêu tả cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn với Mtao Mxây và cảnh dân làng vui mừng trước chiến thắng của Đăm Săn.
- Đoạn trích ca ngợi người anh hùng trong cuộc đấu tranh vì danh dự, hạnh phúc của gia đình và sự thịnh vượng chung của cộng đồng. Điều đó vẫn còn ý nghĩa thời sự đối với cuộc sống hôm nay, bởi vì người đứng đầu có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cộng đồng.
- Thông điệp: Vai trò và trách nhiệm của người anh hùng (thủ lĩnh) đối với cộng đồng.
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật so sánh, phóng đại, không gian lịch sử cộng đồng hoành tráng giúp nhân vật anh hùng trong sử thi hiện lên phi thường, mang tầm vóc vũ trụ.