3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Tại sao cây công nghiệp thường được trồng tập trung thành vùng còn cây lương thực được trồng phổ biến ở khắp nơi?
Câu 2: Tại sao chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia?
Câu 3: Tại sao chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn?
Câu 4: Lấy ví dụ chứng minh: “Để làm một người nông dân giỏi cần phải hiểu rõ từng đặc điểm của nông nghiệp”?
Câu 5: "Nông nghiệp phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng của các ngành kinh tế”. Chứng minh câu nói trên?
Câu 6: Ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng được phát triển. Giải thích tại sao?
Câu 7: Tại sao hiện nay các quốc gia trên thế giới đều đẩy mạnh việc trồng rừng?
Bài Làm:
Câu 1:
Cây công nghiệp thường được trồng tập trung thành vùng còn cây lương thực được trồng phổ biến ở khắp nơi do:
- Cây lương thực có đặc điểm sinh thái rộng và nhu cầu phổ biến, rộng rãi khắp nơi trên thế giới nên được trồng phổ biến khắp nơi.
- Cây công nghiệp thường được trồng thành vùng tập trung, do: phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung.
Câu 2:
Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia:
- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng.
- Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (thịt, trứng, sữa,...), dược phẩm và cho xuất khẩu.
- Sử dụng sản phẩm và tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt, nhiều nơi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.
- Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt tạo ra nền nông nghiệp bền vững, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá.
Câu 3:
- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu là thức ăn tự nhiên (đồng cỏ), thức ăn do con người trồng, thức ăn chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
- Nguồn thức ăn có tác động mạnh mẽ đến quy mô chăn nuôi.
- Nguồn thức ăn quyết định cơ cấu và sự phân bổ vật nuôi: Mỗi nguồn thức ăn làm cơ sở để phát triển loại vật nuôi khác nhau. Nơi có thiên nhiên khắc nghiệt, đồng cỏ khô cần thường có các loại vật nuôi chủ yếu là siru, dễ, ngựa, lạc đà, nơi có đồng bằng phù sa màu mỡ, cây lương thực được trồng với năng suất và san lượng lớn thường tập trung vào nuôi lợn và gia cầm.
- Nguồn thức ăn tác động đến hình thức tổ chức sản xuất của chân nuôi. Thức ăn tự nhiên là cơ sở để phát triển chăn nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn do người trồng là cơ sở để chăn nuôi nửa chuồng trại và chuồng trại, thức ăn chế biến bằng phương pháp công nghiệp là cơ sở phát triển chăn nuôi công nghiệp.
- Chất lượng nguồn thức ăn tác động đến sản lượng, năng suất, chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi.
Câu 4:
- Hiểu đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu: biết tầm quan trọng của đất trồng để duy trì, nâng cao độ phì của đất; sử dụng đất hợp lí và tiết kiệm hơn.
Ví dụ: sau một thời gian khai thác, đất sẽ kém màu mỡ nên phải thường xuyên bón phân, cải tạo đất; hạn chế nạn du canh, du cư và làm thoái hóa đất ở các vùng đồi núi.
- Hiểu đối tượng của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi, biết cây trồng, vật nuôi là những sinh vật sống. Khi tác động (trồng trọt, chăn nuôi, canh tác,...) phải tôn trong quy luật sinh học và quy luật tự nhiên
Ví dụ: Hiểu đặc điểm cây cao su (phát triển tốt trên đất đỏ bazan, tơi xốp, ẩm, không chịu được gió bão) → có thể đến các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... để đầu tư trồng cao su sẽ mang lại hiệu quả cao vì ở các nơi này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi.
- Biết sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ để:
+ Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí: từng thời vụ chọn mỗi loại cây
trồng khác nhau, vụ đông trồng cây ưa lạnh, vụ hè trồng cây ưa nhiệt, mùa khô tận dụng để phơi sấy, trồng lúa tránh lũ khi thu hoạch,..
+ Sắp xếp tăng canh, xen canh, luân vụ, gối vụ: có thể trồng xen sắn khi cao su còn nhỏ.
+ Phát triển các ngành nghề dịch vụ: tùy từng vụ mùa sẽ mở các dịch vụ như thu mua nông sản, cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu (ví dụ: tháng cận Tết ngừng thu mũ cao su, chuyển sang thu mua điều,...).
- Hiểu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên để: chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đảm bảo đầy đủ 5 yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí và chất dinh dưỡng. Ví dụ: Trồng cây phải tưới tiêu, bón phân, canh nhiệt, thắp sáng hợp lí khi cần thiết.
- Hiểu nông nghiệp dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa — bản chất là sản xuất nhằm đạt lợi nhuận cao.
+ Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường để tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm tăng lợi nhuận.
- Đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao giá trị trên thị trường. Ví dụ: hình thành các vùng chuyên canh, chế biến cao su ở Bình Dương, Bình Phước; cà phê ở Tây Nguyên.
Câu 5:
Nền kinh tế của bất kì quốc gia nào cũng cần phát triển các ngành kinh tế cơ bản, những ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như công nghiệp, nông nghiệp lại càng phải tái sản xuất mở rộng cho riêng ngành mình và cho các ngành kinh tế quốc dân khác. Khi nền nông nghiệp phát triển mạnh thì chính nó là cơ sở mở rộng tái sản xuất cho các ngành kinh tế quốc dân khác, nó có khả năng thúc đẩy mọi ngành sản xuất vì nó tập trung vào mấy vấn đề:
- Cung cấp nguồn lao động dư thừa lấy ra từ nông nghiệp cho các ngành khác, tạo ra sự phân công lao động mới cho các ngành một cách hợp lí hơn.
- Sản xuất nông nghiệp phát triển sẽ tạo đòn bẩy kinh tế cho các ngành kinh tế khác.
Sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng cho phép cải thiện khẩu phần ăn uống của xã hội, đặc biệt tăng về chất lượng bữa ăn.
- Tổ chức sản xuất lớn, kĩ thuật và biện pháp thâm canh trên các vùng chuyên canh lớn đảm bảo lương thực, thực phẩm nâng cao đời sống xã hội và có sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.
Câu 6:
Ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng được phát triển do:
- Vai trò to lớn của nuôi trồng thuỷ sản:
+ Nguồn cung cấp thực phẩm giàu chất đạm động vật bổ dưỡng cho con người.
- Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. +
+ Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Việc khai thác thuỷ sản hiện nay gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu thuỷ sản tăng nhanh: Nhu cầu về thủy sản của thế giới rất lớn, nhưng việc khai thác ngày càng gặp nhiều khó khăn (do bảo vệ nguồn lợi, do cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, do đầu tư lớn trong khai thác). Thuỷ sản khai thác từ biển và đại dương không phải lúc nào cũng thoả mãn nhu cầu con người nên thuỷ sản nuôi trồng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu.
- Tiềm năng tự nhiên để nuôi trồng thuỷ sản rất lớn: Diện tích mặt nước trên thế giới rộng (biển, vũng, vịnh, sông, hồ, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn, ven đảo và quần đảo,...).
- Việc nuôi trồng thủy sản không quá phức tạp, khó khăn và tốn kém; đồng thời tận dụng được mặt nước và giải quyết lao động; tạo ra được khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm.
- Nuôi được nhiều loài có giá trị kinh tế, là thực phẩm cao cấp và đặc sản (tôm, cua, cá, đồi mồi, trai ngọc, , sò huyết, rong, tảo biển,...).
Câu 7:
Cần phải đẩy mạnh việc trồng rừng, chủ yếu do:
+ Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người: Điều hoà lượng nước trên Trái Đất, là lá phổi xanh của Trái Đất, góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn. Rừng là nơi bảo tồn nguồn gen quý giá. Rừng cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho sản xuất và đời sống như gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy, thực phẩm đặc sản, các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho con người.
+ Tuy nhiên, hiện nay rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng bị thu hẹp.
+ Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.